Mỹ “nới tay” thương mại với Trung Quốc
Chính sách tiếp cận mềm dẻo của Mỹ dưới thời ông Biden một lần nữa được thể hiện qua tính toán gỡ bỏ thuế quan với hàng Trung Quốc.
Tuy nhiên, động thái này của chính quyền Biden chủ yếu nhằm giảm áp lực lạm phát, chứ không phải “giảng hòa” với Trung Quốc.
>> "Trận địa" mới trong cạnh tranh địa chiến lược Mỹ - Trung
Toan tính chính trị
Chính quyền Biden đang xem xét dỡ bỏ một số hạng mục thuế quan với Trung Quốc vốn được thiết lập từ thời ông Trump. Như lập luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen “không có mục đích chiến lược, mà chủ yếu làm giảm chi phí cho người dân”.
Gần đây, Mỹ tăng cường hiện diện ở Châu Á - Thái Bình Dương và đặt Bắc Kinh vào vị trí đối trọng. Trong khi Trung Quốc cũng có nhiều bước đi mới tại một số quốc gia Đông Nam Á, cũng như tại Nam Thái Bình Dương nhằm đối phó với Mỹ.
Với ông Biden lúc này, lạm phát kèm suy thoái là mối nguy hiểm hiện nay. Mỹ không có cách nào “hạ nhiệt” giá xăng dù đã mở hết công suất kho dự trữ, thậm chí phương án ngưng đánh thuế xăng đã tính tới, cho dù FED đã tăng lãi suất.
Song, nguyên nhân lạm phát tăng cao còn do giá hàng hóa “cõng” thuế rất cao khi chính phủ Mỹ đánh thuế từ 25- 30% đối với 500 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Nội các Joe Biden còn đếm ngược 4 tháng đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ. Trong khi đó, bức tranh nền kinh tế có dấu hiệu xấu đi có thể sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử này.
>> Dấu hiệu "tăng nhiệt" trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Mỹ đã thua Trung Quốc?
Bất kể lý do gỡ bỏ thuế quan với Trung Quốc, thì động thái này vẫn cho thấy nền kinh tế Mỹ bắt đầu “ngấm đòn”, một số tính toán sai lầm, thái độ của các nhân vật chủ chốt tại Nhà trắng về “vấn đề Trung Quốc” đã thay đổi.
Washington đã chủ quan về khả năng bảo đảm an ninh năng lượng, tính không đúng kịch bản giá dầu khi ủng hộ tuyệt đối cuộc chiến sự Nga- Ukraine theo hướng “đánh không đàm”; đồng thời kêu gọi Châu Âu ngưng mua dầu thô Nga.
Ông Biden cũng không thành công trong việc thuyết phục OPEC tăng sản lượng khai thác cũng như đàm phán với Venezuela, Iran bơm thêm dầu vào thị trường. Đến thời điểm này, chưa ai đủ sức thay thế Nga cung cấp năng lượng cho thế giới. Thực tế này cũng ngầm khẳng định tầm ảnh hưởng của Washington đang giảm sút.
Bên cạnh đó, phương Tây ồ ạt tấn công bằng “vũ khí” thương mại, tài chính khiến Nga ngả về Trung Quốc, Ấn Độ - ban cho hai nước này dòng dầu rẻ hơn mặt bằng chung. Nhờ vậy, hai quốc gia này chống lạm phát hiệu quả hơn Mỹ, đồng thời lãi lớn khi bán lại dầu cho phương Tây.
Sách lược “phòng thủ, phản công” của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại đã phát huy tác dụng. Trong cuộc chạy đua đường trường, Trung Quốc tỏ ra đầy kiên nhẫn và tiết kiệm nguồn lực, trong khi Mỹ đã can dự vào hầu hết các điểm “nóng”.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?
05:30, 06/11/2021
Chiến tranh thương mại: Trung muốn dừng, Mỹ lắc đầu!
09:00, 11/10/2021
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 4): 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân
06:28, 17/02/2021
Nguồn cội chiến tranh thương mại
04:00, 19/01/2020
Chuyên gia khuyên hãy tỉnh táo trước cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
13:50, 15/01/2020