Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu
Sức ép xung đột vũ trang Nga - Ukraine làm thay đổi cơ bản chính sách an ninh quốc phòng ở châu Âu. Lần này một "ông lớn" sắp sửa trở lại!
>>NATO 2.0 đã ra đời ở châu Âu?
Châu Âu đã thay đổi rất nhiều sau gần nửa năm xảy ra xung đột vũ trang Nga - Ukraine. Từ một châu lục đã đi đến đỉnh cao của sự phát triển, bắt đầu thoái trào. Nay họ thể hiện quyết tâm thống nhất và đoàn kết chống lại Nga.
Quá nhiều thứ chứng minh Tổng thống Putin và những nhân vật cấp cao điện Kremlin tính toán sai lầm. Một trong số đó khiến các quốc gia châu Âu tăng cường phòng bị, nâng cấp quân đội đón đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Hai tháng trước, châu Âu tung ra chính sách “La bàn”, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang liên khối, đặt tình trạng sẵn sàng cao nhất có thể phản ứng và tấn công đáp trả. NATO tăng quân số lên 0,3 triệu ở Baltic,…
Và bây giờ, nước Đức rục rịch trở lại sau nhiều thập kỷ bị hạn chế do hậu quả chế độ Đức quốc xã gây ra quá lớn. Quân đội Đức sau thế chiến II được ví như “bồ câu trắng”, điều đó được xem là điều tốt lành với láng giềng.
Nhưng, Đức tái vũ trang công khai lại là điềm báo chẳng lành. Đức từng sở hữu đội quân hùng mạnh nhất hành tinh, có thể huy động vài triệu quân một lúc để đánh chiếm phần lớn châu Âu trong vòng 34 ngày.
Bundeswehr là tên của quân đội Đức sau khi Hitler bị tiêu diệt, là tổ chức bị hạn chế về quân số và khí tài. Tháng trước, Quốc hội Đức đã thống nhất chi 107 tỷ USD mua sắm khí tài, phần lớn nhập khẩu từ Mỹ. Người phát ngôn bộ Ngoại giao Đức thông báo: “chúng tôi coi đó là sự xác nhận khác rằng Berlin đang trên con đường tái quân sự”.
>> “Nóng bỏng” chạy đua vũ trang toàn cầu
Nền tảng khoa học quân sự Đức xứng đáng ngồi vào mâm “đại gia”, năm 1944 máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới, Horten Ho 229 đã được triển khai trên chiến trường, cùng với tên lửa hành trình Fritz X cùng và xe tự hành mặt đất Goliath chỉ có quân đội Đức sở hữu.
Đặc biệt, tên lửa liên lục địa V- 2 của Đức quốc xã trở thành “thiết bị bay” đầu tiên do con người tạo ra có khả năng vượt qua ranh giới của không gian. Từ năm 1944, những tên lửa tầm xa đã được bắn từ lãnh thổ Đức tới các thành phố của các nước đồng minh.
Nhắc lại để thấy, nếu cần tái vũ trang, người Đức có thừa kinh nghiệm và chất xám để hoàn thành một cách nhanh chóng. Một châu Âu mạnh vũ trang trong không khí căng thẳng hiện nay mang đến mối họa chiến tranh gần hơn bao giờ hết.
Châu Âu dường như gác lại mọi lo toan về kinh tế, bất đồng chính trị, thụt lùi so với đối thủ. Họ cấp tập “may áo giáp” bằng sức mạnh quân sự. Một số nước Bắc Âu từ bỏ đường lối trung lập, EU nâng cấp quân đội chung song song với NATO tìm mọi cách khóa chặt Nga ở Đông Âu.
Sự trở lại của người Đức trong trạng thái bất đắc dĩ trong bối cảnh chiến sự Nga- Ukraine leo thang- đang cho thấy, xu hướng chạy đua vũ trang ngày một rõ ràng, tình hình khá tương đồng với bối cảnh trước các cuộc chiến tranh lớn.
Có thể bạn quan tâm
Sẽ có một cuộc “ tẩy rửa” Châu Âu?
11:28, 06/07/2022
Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"?
05:14, 20/06/2022
Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga
04:30, 17/06/2022
Chiến sự leo thang, ba nhà lãnh đạo châu Âu bất ngờ đến Ukraine
14:44, 16/06/2022
"NATO hóa” Châu Âu, thêm phép tính sai của Putin!
05:30, 02/05/2022