Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"?

Diendandoanhnghiep.vn Phe Pháp, Đức, Italy muốn Ukraine nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Nga để kết thúc chiến tranh, phần còn lại và Mỹ quyết không muốn Ukraine làm như vậy.

Châu Âu chia làm hai phe về vấn đề Ukraine

Châu Âu chia làm hai phe về vấn đề Ukraine

>> Nga sẽ "xóa sổ" Ukraine trên bản đồ thế giới?

Chuyến thăm của 3 nhà lãnh đạo hàng đầu EU đến Kiev hồi cuối tuần trước không gì ngoài mục tiêu dàn xếp xung đột Nga - Ukraine bằng biện pháp hòa bình khi áp lực từ cuộc chiến này quá sức chịu đựng với “lục địa già”.

Trong vòng 3 tháng qua kể từ khi Đông Âu có biến, phương Tây đoàn kết lạ thường, mọi bất đồng gác lại cùng “đồng thanh tương ứng” lên án cuộc chiến mà Nga phát động ở Ukraine, trong đó đáng chú ý là thỏa thuận cấm vận một phần dầu khí Nga, tiến tới cắt hẳn nguồn cung này từ Nga.

Tuy nhiên đối với châu Âu, hiện nay việc rút lui, không can dự vào cuộc chiến Nga- Ukraine không phải muốn là được, vì nó liên quan đến ổn định khu vực Châu Âu. Trong khi đó, Anh, các nước Đông Âu và Mỹ không tin rằng, Ukraine nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Nga sẽ đảm bảo kết thúc chiến tranh.

Chiến sự Donbass vẫn diễn ra ác liệt

Chiến sự Donbass vẫn diễn ra ác liệt

Đông Âu có lý do không tin Nga, bằng chứng là họ từng ly khai đồng loạt khỏi Liên Xô, lần lượt gia nhập NATO, thân châu Âu để đối trọng với chính sách ngày càng khó lường của Putin. Chẳng thế mà hàng loạt nước Đông Âu phản ứng quyết liệt cuộc chiến Nga- Ukraine. Bởi họ mang một nỗi ám ảnh khó hóa giải: Với tham vọng Putin, sau Ukraine sẽ là quốc gia nào?

Mỹ - Nga mang mối thù truyền kiếp, Putin nuôi chí phục hận, muốn có phần lớn hơn trong trật tự thế giới mới. Nhưng phải làm sao khi tiềm lực kém hơn Mỹ và Trung Quốc, châu Âu về kinh tế, công nghệ nguồn, thực lực quốc gia? Đánh chiếm Ukraine như là con đường tắt để khẳng định vị trí số 1 của Kremlin tại châu Âu; đồng thời đẩy lùi NATO ngày môt siết chặt vòng vây.

Một số chiến lược gia nói rằng chiến sự ở Ukraine đang thể hiện tất cả đặc điểm của một cuộc chiến tranh tiêu hao, trong đó không bên nào “thắng cuộc” và tổn thất cả hai bên phải hứng chịu sẽ không thể đong đếm.

Rõ ràng, quan điểm khác biệt trong mặt trận đoàn kết châu Âu xuất hiện từ khi quân Nga bắt đầu chiếm lợi thế ở Donbass với hỏa lực mạnh, tiến chậm, đánh chắc. Ukraine lại thúc giục NATO, Mỹ và châu Âu viện trợ thêm vũ khí, tiền bạc.

Tổng thống Joe Biden mới đây tuyên bố cung cấp thêm cho Kiev 1 tỷ USD quy ra vũ khí và 225 triệu USD tiền mặt cho cứu trợ nhân đạo - không đáng là bao so với quy mô ngân sách quốc phòng khổng lồ của Mỹ. Trong khi Châu Âu không mạnh bạo như thế, vì họ đối mặt với khó khăn kinh tế!

Nga kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine

Nga kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine

Trên chiến trường, Nga kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine, hơn 100.000km2 kéo dài từ bờ Biển Đen ở phía Nam ra phía Bắc gần Kharkiv. Liệu ông Zelensky và người Ukraine ái quốc đồng ý nhượng bộ một phần lãnh thổ cho Nga? Không gì đảm bảo Putin lấy làm vừa lòng và trong tương lai không xảy ra thêm xung đột nào nữa!

Nhưng, vấn đề quan trọng nhất lúc này là Kiev cần thêm bao nhiêu vũ khí, tiền bạc để duy trì cuộc chiến không cân sức? Kiev có thể chiến thắng hay không? Đánh bại Putin có mang lại hòa bình lâu bền? EU quả thật đang quan ngại về viễn cảnh mông lung do chiến sự kéo dài, tiêu hao không thể đo đếm.

Bức tranh kinh tế Mỹ và châu Âu không mấy sáng sủa, mức lạm phát cao nhất trong 4 thập kỷ gần đây. Tất cả đều biết sử dụng công cụ chính sách tiền tệ lúc này chỉ là phần ngọn của vấn đề.

Chỉ khi dầu mỏ- mặt hàng chiến lược, hạ giá mới có hy vọng giảm thiểu chi phí sản xuất, qua đó hạ giá thành sản phẩm, neo giữ chỉ số tiêu dùng, giúp kéo lùi lạm phát.

Và, ai ai cũng biết dầu thô Nga hoàn toàn có thể giao dịch ở mức dưới 80USD/thùng vẫn có lãi - nhưng nó xảy ra khi và chỉ khi mối quan hệ đôi bên “cơm lành canh ngọt”.

Không ai khác ngoài châu Âu là nơi hứng chịu ảnh hưởng nặng nhất khi cắt nguồn năng lượng từ Nga. Rõ ràng, các chính trị gia Macron, Scholz, Draghi đang chịu sức ép rất lớn từ dân chúng, vì lá phiếu, đảng phái và sự nghiệp chính trị, nên đang cố thuyết phục Ukraine xem xét nhượng bộ để kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, các quốc gia khác ở Châu Âu lại không muốn như vậy, vì không có gì đảm bảo sau này Nga sẽ không tiếp tục gây chiến tiếp ở Ukraine. Điều này đang làm chia rẽ nội bộ ở Châu Âu về vấn đề Ukraine.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714005462 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714005462 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10