Bùng phát ở Ghana, virus Marburg có nguy cơ lây lan toàn cầu?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức cảnh báo về một đợt bùng phát virus Marburg sau khi Ghana ghi nhận các ca tử vong.
>>WHO thành lập nhóm điều tra ngăn chặn các dịch bệnh trong tương lai
WHO cho biết các bệnh nhân dương tính với virus Marburg tại Ghana có các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, sốt, nôn mửa. Hiện hơn 90 người tiếp xúc đang được theo dõi, theo CNN.
Cơ quan y tế toàn cầu cho hay, đang thực các biện pháp ngăn chặn và sẽ triển khai nhiều nguồn lực hơn để đối phó với sự bùng phát đại dịch mới này ở Ghana. WHO cũng cảnh báo “nếu không có hành động ngay lập tức và dứt khoát, Marburg có thể dễ dàng vượt qua tầm kiểm soát”.
Được biết, Marburg là một bệnh sốt xuất huyết do một loại virus cùng họ với Ebola lây truyền với tốc độ nhanh. Bệnh có thể được truyền sang người từ động vật bị nhiễm bệnh như dơi ăn quả và lây lan trong cộng đồng khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của bệnh nhân hoặc virus trên bề mặt, vật liệu.
Một số nghiên cứu cho biết, một loại dơi ăn quả có tên Rousettus aegyptiacus được coi là vật chủ tự nhiên của virus Marburg. Thông tin của WHO cũng cung cấp thông tin rằng: “Ban đầu, việc lây nhiễm sang người là do tiếp xúc lâu dài với các mỏ hoặc hang động nơi sinh sống của các đàn dơi Rousettus”.
>>WHO: Hãy tiêm vaccine có sẵn khi đến lượt bạn!
Bệnh khởi phát đột ngột, với các triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội và cơ thể khó chịu. Nhiều bệnh nhân có thể bị xuất huyết nặng bên trong hoặc bên ngoài trong vòng 7 ngày sau khi nhiễm virus này. Các chuyên gia dịch tễ cho biết, nếu không tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, có thể khó phân biệt bệnh do virus Marburg với bệnh sốt rét, sốt thương hàn, viêm màng não hoặc Ebola.
Trong khi tỷ lệ tử vong của loại bệnh bệnh này đã dao động từ 24% đến 88% tùy thuộc vào chủng virus Marburg trong các đợt bùng phát trước đây, hiện vẫn chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus Marburg. Các bác sĩ chỉ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ như bù nước bằng đường uống hoặc truyền dịch tĩnh mạch, điều trị theo triệu chứng để tăng khả năng sống sót của bệnh nhân.
Mới đây, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh của chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp thêm kinh phí cho Viện vaccine Sabin và Sáng kiến Vắc xin AIDS Quốc tế (IAVI) có trụ sở tại New York để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng với các tình nguyện viên tiêm thử vaccine phòng ngừa virus Marburg.
Về khả năng lây lan của dịch bệnh, WHO đang hợp tác với các chuyên gia cũng như hợp tác với các nhóm ứng phó khẩn cấp, tăng cường giám sát, kiểm tra, truy vết những người đã tiếp xúc với bệnh nhân và tăng cường các cảnh báo, tuyên truyền trong cộng đồng về những triệu chứng và các rủi ro liên quan.
Ông Matshidiso Moeti, Giám đốc khu vực châu Phi của WHO cảnh báo: "Do virus Marburg có nguy cơ lây lan rộng, nên chúng ta cần phải ngăn chặn nó một cách đúng hướng. Nếu không, loại virus này có nguy cơ lây lan toàn cầu. Chúng tôi đang làm việc với cơ quan y tế để phản ứng nhanh dựa trên kinh nghiệm của Guinea trong kiểm soát Ebola, bệnh lây nhiễm theo cách tương tự".
Đồng thời, Cơ quan Y tế Ghana đã khuyến cáo người dân tránh các hầm mỏ và hang động là nơi dơi ăn quả sinh sống. Mọi người cũng cần nấu chín các món chế biến từ thịt để giảm nguy cơ lây lan virus Marburg và tiến hành xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm nhiễm virus Marburg trong điều kiện an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Từ 15/5, Việt Nam chính thức ngừng yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi nhập cảnh
00:06, 14/05/2022
Gia tăng lo ngại về các biến chủng phụ của virus SARS-CoV-2
02:52, 18/04/2022
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Không để bị động khi có chủng virus mới bùng phát
20:06, 14/04/2022
Truy tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2 từ các "ổ chứa" động vật
04:38, 16/02/2022