Nga- phương Tây: "Trạng chết chúa cũng băng hà"!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/07/2022 05:00

Do tác động của chiến sự Nga- Ukraine, Mỹ quằn quại chống lạm phát, trong khi những nguyên thủ hàng đầu châu Âu đối diện với viễn cảnh bị phế truất...

Các nguyên thủ châu Âu trong chuyến thăm Ukraine hồi tháng trước

Các nguyên thủ châu Âu trong chuyến thăm Ukraine hồi tháng trước

>>Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"?

Trên mặt trận chống Nga, các nước châu Âu và Mỹ dường như không thể dừng lại, họ đã đạt được nhiều cam kết quan trọng để tối đa hóa sức ép đối với Nga. Tuy nhiên, Nga cũng đã tung cú “phản đòn” hủy hoại tương lai chính trị nhiều nguyên thủ hàng đầu “lục địa già”.

Ông Boris Johnson buộc rời ghế Thủ tướng Anh sau khi hứng đủ “giọt nước tràn ly”: bê bối cá nhân chỉ là phần nhỏ; khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thiếu thốn năng lượng, lương thực, đời sống người dân khó khăn mới là nguyên nhân chính phế truất đảng cầm quyền- Đảng Bảo thủ.

Ông Putin có lý khi nói rằng “đợi chờ phương Tây ngấm đòn”. Rõ ràng, đặc tính dân chủ xã hội phương Tây không bao giờ tương thích với thước đo kinh tế yếu kém. Vấn đề là họ được cung cấp công cụ từ phe đối lập để gây áp lực lên giới cầm quyền.

Nước Anh và nội các ông Boris - một trong những đầu tàu chống Nga bị rơi vào khoảng trống quyền lực, đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá để Nga tìm lối thoát hiểm.

Vài tuần trước, Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olav Scholz đến thăm Ukraine. Cả ba nguyên thủ hàng đầu châu Âu cùng mang đến ý tưởng “Kiev nên nhượng bộ để kết thúc chiến sự Nga- Ukraine”.

Italy không có lợi lộc gì nếu châu Âu làm căng với Nga, kinh tế xã hội Italy vốn khó khăn nay càng nặng nợ vì giá cả tiêu dùng phi mã; thiếu năng lượng, lương thực và hàng loạt sản phẩm thiết yếu.

Đảng 5 sao (M5S), tổ chức chính trị lớn nhất đất nước hình chiếc ủng đã rời khỏi Liên minh cầm quyền cùng Đảng Dân chủ mà Thủ tướng Draghi là người đại diện. Bản thân ông Draghi cũng sẽ rời bỏ ghế Thủ tướng nếu tổ chức M5S không còn ủng hộ.

Không gì khác, khủng hoảng năng lượng gây mất đoàn kết trong chính trường Italy. Trong những tháng gần đây, liên minh cầm quyền ở Italy đối mặt với sự chia rẽ mạnh mẽ, liên quan đến các chính sách kinh tế chủ chốt và lập trường đối với cuộc xung đột ở Ukraine, khiến M5S cân nhắc việc rời khỏi chính phủ.

Trong khi Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức bây giờ không như người tiền nhiệm. Nếu như bà Merkel là trung tâm đoàn kết của giới tinh hoa rường cột ở Đức thì ông Scholz chỉ là người đại diện về mặt hình ảnh cho 3 đảng lớn gồm đảng Dân chủ Xã hội, đảng Dân chủ Tự do và đảng Xanh.

Đương kim Thủ tướng Đức cũng đối mặt với tình thế khó xử như người đứng đầu chính phủ Italy: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát do đường lối cứng rắn với Moscow.

>> Phương Tây thiệt hại thế nào trong chiến sự Nga- Ukraine?

Tương lai chính trị của ông Scholz vô cùng bấp bênh khi chiến sự Nga - Ukraine không “hạ nhiệt”, Kiev dường như đã phớt lờ ý tưởng nhượng bộ một phần lãnh thổ đổi lấy hòa bình.

Năng lượng là vấn đề lớn nhất với phương Tây

Năng lượng là vấn đề lớn nhất với phương Tây

Mỹ có đồng USD làm “lá chắn”, cách xa vùng chiến sự Nga- Ukraine và là mạch nguồn tư tưởng “bài Nga” nhưng lạm phát đã 9,1%. Tổng thống Biden không thuyết phục được OPEC tăng sản lượng dầu, 4 tháng nữa sẽ đến kỳ bầu cử giữa kỳ - bức tranh kinh tế hiện tại rất bất lợi cho Đảng Dân chủ.

Trong khi đó, cựu Tổng thống D. Trump vẫn nuôi mối hận phục thù khi bị đá văng khỏi Capitol một cách tức tưởi. Ông sẽ trở lại và đang tìm mọi cách phanh phui yếu kém của người kế nhiệm.

Ông Gregor Gysi, Chủ tịch khối nghị sĩ Đảng cánh tả Đức- lực lượng đối lập với liên minh cầm quyền mới có bài phát biểu chấn động, ông cho rằng: “NATO càng thiếu lòng tin và thể hiện sự thù địch với Nga càng đẩy Moscow xa rời EU thì giá nhiên liệu, khoáng sản, phân bón, hóa chất, lương thực của Nga càng xa tầm tay họ. Vũ khí của người Nga càng bay cao hơn, nhanh hơn, xa hơn, chính xác hơn và sức hủy diệt khủng khiếp hơn”.

Ông Gysi đặt câu hỏi: Kết quả những thứ cấm vận tùy tiện của quý vị (ám chỉ Mỹ và châu Âu) như thế nào quý vị có biết không? Ông trả lời một cách bóng gió: Lịch sử nước Nga đã chứng minh họ không bao giờ bị đánh bại trong những cuộc chiến quân sự, tôi không hề nói quá cũng không cần tâng bốc người Nga. Châu Âu không thể có hòa bình thực sự nếu thiếu Nga!

Tuy nhiên, nếu Nga tiếp tục kéo dài cuộc chiến ở Ukraine cũng sẽ chuốc lấy thiệt hại về người và của, đặc biệt kinh tế sẽ suy thoái nghiêm trọng, khó lấy lại hình ảnh quốc tế cũng như thu hút trở lại nguồn vốn FDI vốn đã và đang dần tháo chạy...

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức

    Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu

    12:10, 16/07/2022

  • Sẽ có một cuộc “ tẩy rửa” Châu Âu?

    Sẽ có một cuộc “ tẩy rửa” Châu Âu?

    11:28, 06/07/2022

  • Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại

    Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"?

    05:14, 20/06/2022

  • Châu Âu nếm

    Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga

    04:30, 17/06/2022

  • Chiến sự leo thang, ba nhà lãnh đạo châu Âu bất ngờ đến Ukraine

    Chiến sự leo thang, ba nhà lãnh đạo châu Âu bất ngờ đến Ukraine

    14:44, 16/06/2022

  • VinFast công bố kế hoạch mở hơn 50 VinFast store đầu tiên tại châu Âu

    VinFast công bố kế hoạch mở hơn 50 VinFast store đầu tiên tại châu Âu

    10:50, 14/06/2022

  • Lý do ngày càng nhiều công ty châu Âu chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc?

    Lý do ngày càng nhiều công ty châu Âu chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc?

    03:30, 10/06/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ