Cuộc chiến khí đốt Nga- EU: Châu Âu sẽ vượt qua thử thách?
Năng lượng Nga đang thử thách tột cùng khả năng chịu đựng của Liên minh châu Âu (EU) qua mùa đông này. Mọi thứ sẽ rõ ràng không lâu nữa!
>>Kinh tế Nga, dầu thô, cấm vận và nguy cơ vỡ nợ
Nhằm gây sức ép với Nga trong chiến sự Nga- Ukraine, EU tiếp tục giảm tiêu thụ khí đốt và tìm kiếm nguồn khí đốt thay thế để tiến tới không còn phụ thuộc vào Nga.
Ngày 26/7, các quốc gia thành viên EU nhất trí cắt giảm 15% tiêu thụ khí đốt trong nỗ lực đối phó tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng khi mùa đông đến gần và Nga có thể “khóa van” bất cứ khi nào.
Thỏa thuận có hiệu lực từ đầu tháng 8 tới. Trong trường hợp có biến cố lớn xảy ra, EU sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về khí đốt ngay lập tức. Các nước thành viên EU chỉ còn 85% khối lượng khí đốt dự trữ so với bình thường.
Một ngày sau khi đạt được cam kết, công ty Gazprom (Nga) chỉ còn cung cấp 20% sản lượng khí đốt qua đường ống “Dòng chảy phương Bắc 1” so với mức thông thường. Chính phủ Đức cáo buộc quyết định cắt giảm khí đốt của Nga là “trò chơi quyền lực”.
“Lục địa già” chẳng còn cách nào tốt hơn là phải áp dụng biện pháp truyền thống, tắt lò sưởi, giảm đốt đèn, tiết kiệm năng lượng tối đa để có thể vượt qua cơn bĩ cực. Với xã hội châu Âu, đây là mầm mống của biểu tình, đòi chính phủ thay đổi chính sách.
Nền kinh tế châu Âu bắt đầu cảm nhận áp lực suy thoái mới khi các doanh nghiệp bị bắt buộc tiết kiệm năng lượng. Vốn dĩ, hoá chất, phân bón nông nghiệp, thép và các mặt hàng đòi hỏi nhiều năng lượng khác đã phải đương đầu với áp lực lớn trong suốt 8 tháng qua. Hệ lụy quá lớn nếu Nga “siết” năng lượng với châu Âu.
Thứ nhất, giá khí đốt và sản phẩm thứ cấp quan trọng nhất của nó là Amoniac dùng sản xuất phân bón ở châu Âu, một vài nhà máy phân bón lớn ở Anh, Hà Lan buộc dừng sản xuất. Điều này sẽ phá hoại ngành nông nghiệp - cơn khủng hoảng lương thực còn hành hạ mấy trăm triệu dân châu Âu.
Thứ hai, khi năng lượng từ Nga không còn đảm bảo cho châu Âu an toàn, những cam kết chắc nịch giảm phát thải, đẩy lùi năng lượng hóa thạch tại Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu (COP26) Glasgow năm ngoái bị vô hiệu hóa.
Những nền kinh tế lớn như Đức, Hà Lan, Áo đang cân nhắc tái khởi động điện hạt nhân, thậm chí sử dụng than đá làm chất đốt thay thế. “Điều này thật cay đắng nhưng trong tình huống này, điều cần thiết là phải giảm việc sử dụng khí đốt” - Bộ trưởng kinh tế Đức Robert Habeck phát biểu.
Thứ ba, cú sốc khí đốt - nếu xem xét dưới lăng kính tích cực sẽ là động lực thúc đẩy châu Âu hoạch định lại chiến lược năng lượng. Châu lục này có khi sẽ trở thành khu vực tiên phong trên toàn cầu trong việc chuyển đổi triệt để sang năng lượng tái tạo, sớm về đích COP26.
Tuy vậy, với châu Âu lúc này không chỉ là năng lượng mà còn chống lạm phát, suy thoái, đài thọ Ukraine, đảm đương vai trò đồng minh của Mỹ. Giả sử Brussels bắt tay với Trung Đông, OPEC, vấn đề căn cốt vẫn không được giải quyết: lệ thuộc năng lượng, không Nga thì là Mỹ!
Cuối cùng, mùa đông 2022 là mùa đông lịch sử với châu Âu, nếu “vượt cạn” thành công nghĩa là vũ khí uy lực trong tay Putin bị vô hiệu hóa phần lớn; trường hợp ngược lại có thể dẫn đến khủng hoảng liên hoàn kinh tế - chính trị - xã hội. Phải chăng thời điểm này là hồi cuối của một lục địa đã dẫn đầu thế giới suốt nhiều trăm năm?
Có thể bạn quan tâm
Cấm vận dầu Nga, Châu Âu bị “gậy ông đập lưng ông”
05:00, 26/07/2022
Khủng hoảng chính trị Italy đe dọa Châu Âu
04:00, 25/07/2022
Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu
12:10, 16/07/2022
Sẽ có một cuộc “ tẩy rửa” Châu Âu?
11:28, 06/07/2022
Ukraine tự quyết vận mệnh, vì sao Châu Âu lại "rạn nứt"?
05:14, 20/06/2022
Châu Âu nếm "trái đắng" khi cấm vận dầu mỏ của Nga
04:30, 17/06/2022
Chiến sự leo thang, ba nhà lãnh đạo châu Âu bất ngờ đến Ukraine
14:44, 16/06/2022