Chiến sự Nga- Ukraine: Tư bản nông nghiệp trỗi dậy

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 02/08/2022 05:00

Việc các tập đoàn khổng lồ Mỹ sở hữu hàng triệu hecta đất nông nghiệp ở Ukraine chính là mối lo ngại không dứt với Nga!

Ukraine sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn nhất châu Âu (Ảnh: Reuters)

Ukraine sở hữu diện tích đất nông nghiệp lớn nhất châu Âu (Ảnh: Reuters)

>>“Mong manh” an ninh lương thực

Chiến tranh luôn đi kèm với tổn thất nhiều mặt, nhưng bên cạnh đó vẫn có những thế lực nhờ chiến tranh để “bỏ túi” và trỗi dậy. Trong lòng chiến sự Nga - Ukraine tạo điều kiện lý tưởng hồi phục một trong những loại hình tư bản cổ xưa nhất.

Ukraine là quốc gia sở hữu 30 triệu hecta đất nông nghiệp, lớn nhất châu Âu, nên trở thành nhà cung cấp lương thực quan trọng giúp đảm bảo cái ăn cho hàng tỷ người trên thế giới. Nhưng khoảng 1/4 trong số đó bị tàn phá bởi bom đạn.

Mấy mươi triệu nông dân Ukraine không dám sản xuất do một phần chiến sự Nga- Ukraine, còn lại con đường xuất khẩu bị chặn lại do vùng lãnh thổ phía Đông Nam nơi có những hải cảng đã bị Nga phong tỏa. Thỏa thuận giải phóng ngũ cốc 4 bên Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc không lấy gì làm chắc chắn!

Từ đầu cuộc chiến Nga- Ukraine, Kiev vốn kêu gọi sự bảo trợ của Mỹ và châu Âu, Tổng thống Zelensky toại nguyện với những gì phương Tây đang làm. Điều này dẫn đến hệ quả, cục diện tại Ukraine không do người Ukraine quyết định!

Tờ Australian National Review tiết lộ, bằng cách nào đó các tập đoàn nông nghiệp khổng lồ của Mỹ đã mua đứt 17 triệu hecta đất nông nghiệp của Ukraine. Để dễ hình dung, diện tích đất canh tác nói trên tương đương toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của Italy, bằng gần 1/3 lãnh thổ Ukraine!

Cargill, Dupont và Monsanto là những gia tộc thao túng toàn bộ lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu, ông chủ đều là người Úc gốc Đức, mang quốc tịch Mỹ có liên hệ mật thiết với giới đầu sỏ tài chính phố Wall. Ba nhà đầu tư “cá mập” song hành được nhắc đến là Vanguard, BlackRock và Blackstone đang quản lý nguồn quỹ khoảng 17.000 tỷ USD.

Trước năm 2014, 3 tập đoàn này chỉ sở hữu 1,7 triệu hecta đất tại Ukraine, nhưng kể từ sự kiện “euromaidan”, đặc biệt từ tháng 2/2022 đến nay họ đã tăng sở hữu lên 10 lần. Chiến tranh đúng là cơ hội.

Tập đoàn Monsanto, một trong 3 chủ sở hữu đất nông nghiệp tại Ukraine (Ảnh:

Tập đoàn Monsanto, một trong 3 chủ sở hữu đất nông nghiệp tại Ukraine (Ảnh: Greenpeace)

Giới chức chính trị Nga không chỉ lo lắng mỗi NATO, mà đứng ngồi không yên khi vùng lãnh thổ trù phú trước đây vốn thuộc Liên bang Xô viết nay dần rơi vào tay người Mỹ.

Thương vụ được công bố với truyền thông lại khẳng định thêm một lý do quan trọng để Moscow tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Rõ ràng, diện tích lãnh thổ Ukraine do Mỹ kiểm soát thông qua sức mạnh tài chính lớn hơn 120.000km2 vùng phía Đông mà Nga phải trả giá rất đắt để kiểm soát.

Truyền thông quốc tế tốn khá nhiều giấy mực để nói về nguy cơ khủng hoảng lương thực, khẳng định vai trò không thể thay thế của Ukraine và Nga trong vấn đề này. Tuy vậy, chính giới chủ tư bản nông nghiệp Mỹ mới mới là thế lực thực sự nắm quyền sinh sát.

Người chăn nuôi trồng trọt không ai không biết cái tên Cargill, tập đoàn sản xuất kinh doanh thực phẩm lớn nhất thế giới. Hoặc Monsanto - kẻ quyết định năng suất, chất lượng, chủng loại canh tác trên mọi cánh đồng từ Đông sang Tây. Còn Dupon là tập đoàn hóa chất nông nghiệp số 1 toàn cầu.

Các vựa lương thực lớn ở châu Á, châu Âu và Mỹ Latin chỉ đóng góp đất đai và nhân lực, một loại sở hữu truyền thống không giúp người nông dân giàu lên; cũng không có chức năng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu nếu thiếu vốn, công nghệ canh tác, chế biến, bảo quản và phân phối do các tập đoàn trên chi phối.

Cùng một diện tích nhất định nhưng có sự tham gia của Cargill, Dupont và Monsanto mới tạo ra sản lượng khổng lồ, gấp hàng trăm lần so với phương thức truyền thống. Trong kinh tế thị trường, năng suất quyết định tất cả!

Giới tư bản Mỹ sở hữu thêm đất nông nghiệp ở Ukraine giống như "hổ mọc thêm cánh", có quyền quyết định tuyệt đối đến an ninh lương thực ở châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung.

Nếu như chiến tranh thế giới thứ 2 làm xuất hiện tư bản súng đạn, tư bản tài chính, ngân hàng thì cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế hiện nay sẽ nêu bật tầm quan trọng của tư bản năng lượng và tư bản nông nghiệp.

Suy cho cùng, từ cổ đại đến hiện đại, đất đai gắn liền với nông dân, nông nghiệp, nông thôn là “cái rốn” của mọi cuộc chiến tranh đẫm máu.

Có thể bạn quan tâm

  • “Mong manh” an ninh lương thực

    “Mong manh” an ninh lương thực

    12:00, 31/07/2022

  • Liên Hợp Quốc

    Liên Hợp Quốc "bế tắc" đàm phán, khủng hoảng lương thực sẽ trầm trọng hơn?

    15:07, 07/06/2022

  • Giá lương thực tăng cao buộc các gia đình cắt bỏ bữa ăn

    Giá lương thực tăng cao buộc các gia đình cắt bỏ bữa ăn

    21:56, 31/05/2022

  • Báo động đỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

    Báo động đỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

    11:30, 28/05/2022

  • Việt Nam cần làm gì với nguy cơ

    Việt Nam cần làm gì với nguy cơ "khủng hoảng lương thực" toàn cầu?

    02:33, 19/04/2022

  • COVID-19 và nỗi lo khủng hoảng lương thực toàn cầu

    COVID-19 và nỗi lo khủng hoảng lương thực toàn cầu

    09:05, 21/09/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ