Việt Nam cần làm gì với nguy cơ "khủng hoảng lương thực" toàn cầu?

Diendandoanhnghiep.vn Ukraine và Nga đều đóng vai trò chính trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cơ bản, xung đột của hai nước này khiến mối đe dọa khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng hiện hữu.

>>>Căng thẳng Nga - Ukraine: Lo ngại chiến sự phức tạp tại Mariupol

Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) Nga và Ukraine cung cấp gần 30% tổng lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, 20% đối với ngô và 80% với hướng dương, cùng nhiều nông sản thiết yếu khác.

Hiện có tới 35 quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực.

Hiện có tới 35 quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực.

Cụ thể, về thị trường ngũ cốc, Ukraine và Nga đều thuộc top 3 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Một nửa lượng dầu hướng dương được bán trên thị trường quốc tế đến từ Ukraine.

Bên cạnh đó, mặt hàng khiến thị trường lo lắng nhất là lúa mì. Ukraine chỉ là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ 8 trên thế giới, nhưng họ cung cấp 12% lượng hàng xuất khẩu. 12% cũng là con số cho sự sụt giảm xuất khẩu lúa mì trong tương lai mà Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính. Cần lưu ý rằng phần lớn sản lượng lúa mì nằm ở phía Đông Nam của đất nước này, trong những khu vực mà cuộc xung đột đang diễn ra mạnh mẽ cho đến nay. Hai khu vực Luhansk và Donetsk chịu trách nhiệm về 8% sản lượng của đất nước này. Nếu tính thêm thị phần của Nga sẽ lên tới con số 30% lượng lúa mì xuất khẩu trên thế giới đang bị đe dọa bởi chiến tranh.

Hai tuần sau chiến sự, Ukraine ra lệnh cấm xuất khẩu lương thực, ưu tiên cung cấp lương thực cho người dân ở các vùng chiến sự. Nga cũng hành động tương tự khi cấm xuất khẩu lúa mì cho một số nước láng giềng đến tháng 6/2022.

Chưa hết, khủng hoảng lương thực còn trầm trọng hơn do thiếu nguồn cung phân bón. Hiện nay, Nga đang chiếm tới 11% lượng urê toàn cầu và 48% phân bón nitơ rắn. Cùng với Belarus, Nga đang cung cấp cho thế giới tới 40% lượng kali. Phân bón tăng giá buộc nông dân tiết kiệm, làm giảm năng suất và gia tăng chi phí đầu vào, tiếp tục đẩy giá lương thực leo thang.

Giới chuyên gia thậm chí gọi xung đột Nga - Ukraine là "cơn bão hoàn hảo" và cho biết các nước Ả Rập, đặc biệt là Ai Cập, Lebanon, Syria, Libya và Tunisia - phụ thuộc nhiều vào ngũ cốc nhập khẩu từ Nga và Ukraine với mức nhập khẩu lên tới 60% sẽ điêu đứng khi giá lúa mì tăng 55% so với 1 tuần trước lúc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.

Ông David Malpass, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới thậm chí đánh giá rằng trong vòng vài tuần, số quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu lương thực đã tăng 25%, nâng tổng số quốc gia thực hiện hạn chế lên 35. Vào cuối tháng 3, có 53 biện pháp, chính sách mới ảnh hưởng đến xuất khẩu lương thực đã được áp dụng.

"Lịch sử cho thấy các biện pháp này sẽ phản tác dụng theo những cách tồi tệ nhất. Hơn một thập kỷ trước, những điều này đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, khiến giá lúa mì tăng 30%", ông Malpass nhận định.

>>>Tác động từ Nga - Ukraine: Tiền tệ suy yếu gây áp lực với các quốc gia châu Á

>>>Căng thẳng Nga - Ukraine làm giảm tăng trưởng khu vực châu Âu

Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng thế giới đang đứng trước “bờ vực” của một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng và những lo ngại ngày càng tăng về số phận của bao nhiêu con người đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng này. Chuỗi cung ứng không ổn định, cùng với thời tiết bất thường đã đẩy giá lương thực lên cao nhất trong một thập kỷ. Khả năng chi trả của người tiêu dùng cũng là một vấn đề lớn vì đại dịch COVID-19 đã khiến hàng triệu người mất việc làm.

Ukraine ra lệnh cấm xuất khẩu lương thực, ưu tiên cung cấp lương thực cho người dân ở các vùng chiến sự. Nga cũng hành động tương tự khi cấm xuất khẩu lúa mì cho một số nước láng giềng đến tháng 6/2022.

Ukraine ra lệnh cấm xuất khẩu lương thực, ưu tiên cung cấp lương thực cho người dân ở các vùng chiến sự. Nga cũng hành động tương tự khi cấm xuất khẩu lúa mì cho một số nước láng giềng đến tháng 6/2022.

Thêm vào đó, xung đột Nga - Ukraine nổ ra lại càng khiến hệ thống lương thực toàn cầu trở nên căng thẳng. Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, các quốc gia trên thế giới cần xây dựng các hệ thống lương thực bền vững, nhằm bảo đảm an ninh lương thực trên toàn cầu. 

Theo đó, có một số biện pháp các doanh nghiệp và Chính phủ có thể làm để giảm tác động. Với các nước phát triển, trước hết là đa dạng hóa nguồn cung từ nội địa hoặc từ các thị trường ít bị tác động hơn. Hai là mở kho dự trữ để giảm "cơn khát" ngay.

Tiếp theo đó là cần đầu tư nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp. Cuối cùng là giảm lãng phí đồ ăn, nhất là tại Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 30 - 40% nguồn cung thực phẩm của nước này đang bị lãng phí.

Còn với các khu vực khác, các nhà khoa học gợi ý một cách có thể giảm cơn khát lương thực, thực phẩm: đó là gạo, nhưng gạo cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu.

Theo Bloomberg, Thái Lan và Việt Nam đang sản xuất được gạo nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhưng Indonesia và Philippines thiếu cho chính nước họ.

Trong khi theo các nhà nghiên cứu, đối với các khu vực như châu Phi cận Sahara và Trung Đông, việc Đông Nam Á sản xuất được thặng dư gạo là điều tối quan trọng. Nó giúp giảm biến động về giá và cung cấp một nguồn gạo ổn định, phải chăng.

Tại Việt Nam, TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, chi phí cho lương thực của người Việt chiếm 35%.

"Đáng mừng là hiện chúng ta vẫn đang giữ được giá lương thực trong nước tốt. Ngược lại, các quốc gia không chủ động được lương thực sẽ có thể lâm vào đói nghèo, bất ổn chính trị", TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia, Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine khiến chuỗi đứt gãy nghiêm trọng hơn, lạm phát tăng cao trên toàn thế giới, yêu cầu các quốc gia không thể bị động trước khủng hoảng.

“Việt Nam vẫn bị phụ thuộc nguyên liệu ở một số ngành do đó cần chủ động đa dạng thị trường nhập khẩu nguyên liệu. Đồng thời kiểm soát được vấn đề nợ nước ngoài, chủ động được nguồn trả lợi. Muốn cậy phải duy trì được thặng dư thương mại trong tương lai. Kiểm soát được các chi tiêu nợ công, nợ nước ngoài để tránh xử lý các khủng hoảng. Đặc biệt, sản xuất lương thực thực cần được quan tâm đúng mực”, TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam cần làm gì với nguy cơ "khủng hoảng lương thực" toàn cầu? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714079027 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714079027 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10