"Nóng" cuộc chạy đua khí đốt toàn cầu
"Cơn khát" khí đốt của châu Âu đang làm "nóng" lên cuộc chạy đua khí đốt để đảm bảo nguồn cung giữa các nước trên thế giới.
>>"Báo động đỏ" khủng hoảng năng lượng ở Châu Á
Hiện nay, Nhật Bản và Hàn Quốc, nước nhập khẩu khí hoá lỏng (LNG) lớn thứ hai và thứ ba thế giới, đang ra tăng cường chạy đua để để đảm bảo nguồn cung khí đốt cho những tháng mùa đông sắp tới và cả năm tới. Đáng chú ý, họ giành các hợp đồng khí đốt với những đơn hàng được giao liên tiếp trong các tháng tới để chốt được mức giá trong toàn bộ khoảng thời gian đó.
Trong khi đó, các quốc gia châu Âu đang cố gắng sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để thay thế cho khí đốt nhập khẩu từ Nga qua đường ống. Trước mắt, khu vực này đã tăng cường mua LNG từ Mỹ, Qatar và một số quốc gia khác trong năm nay, giảm sự phụ thuộc vào Nga. Do đó, họ phải cạnh tranh với Hàn Quốc và Nhật Bản – nơi có nhu cầu khí đốt tăng cao trong đợt nắng nóng.
"Cuộc đua" nguồn cung khí đốt đã khiến các đơn đặt hàng và chi phí vận chuyển LNG tăng cao. Giá thuê các tàu chở dầu cũng đang tăng vọt, đẩy giá khí đốt ở châu Âu, châu Á tăng kỷ lục.
Mới đây, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng thêm 15% sau khi Nga thông báo sẽ tạm thời ngừng hoạt động một đường ống lớn để bảo trì đột xuất vào cuối tháng này. Điều này cũng khiến giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ tăng 3,7%, lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Các nhà giao dịch đang dự đoán giá khí đốt và cước vận chuyển khí đốt sẽ còn tăng cao hơn nữa, nếu nhu cầu của Trung Quốc hồi phục mạnh trước mùa đông năm nay.
Có thể thấy, chiến sự Nga- Ukraine kéo dài đang làm gia tăng sự cạnh tranh đối với nguồn cung năng lượng vốn đã hạn chế, định hướng lại dòng chảy hàng hóa. Cùng với đó, các bộ phận của thị trường dầu khí toàn cầu cũng bị xáo trộn khi những bên ủng hộ và phản đối Nga phải trả những mức giá khác nhau.
>>Nhiều quốc gia "cấp tập" đối phó khủng hoảng năng lượng
Theo ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế, thị trường năng lượng tại châu Âu đang có nhiều xáo trộn. Chắc chắn các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ là một cái cớ để Nga kéo dài việc cắt giảm nguồn cung năng lượng với lý do bảo trì đường ống trong mùa đông năm nay. Thế giới sẽ chứng kiến nửa cuối năm 2022 đầy sôi động khi các nước tiến hành dự trữ khí đốt".
Chuyên gia này cũng chỉ ra, việc giá khí đốt tăng đang tạo điều kiện để các công ty giao dịch năng lượng có thêm động lực bán các lô hàng LNG sang những thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao. Thậm chí, điều này sẽ khiến các nhà giao dịch có thể phá hợp đồng dài hạn đã ký với khách hàng châu Á, chấp nhận trả tiền phạt, và vẫn hưởng lợi nhuận khi bán lại những lô LNG đó cho khách châu Âu.
Trên thực tế, Châu Âu đã mua LNG trên thị trường giao ngay, bất kể giá tăng cao hơn và các nước thành viên thuộc EU đã nhất trí giảm tiêu thụ khí đốt 15% trong giai đoạn từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023. Với hàng loạt các biện pháp đối phó khẩn cấp, trước mắt, khu vực này có thể tích trữ đủ năng lượng để sử dụng cho mùa đông sắp tới.
Dù vậy, chuyên gia vẫn lo ngại, Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt sang châu Âu. Nếu điều này xảy ra, châu Âu sẽ ngay lập tức rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng khi không thể tìm được nguồn cung bổ sung để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, điều này khó có khả năng xảy ra, bởi vì khi Nga tăng cường xuất khẩu mặt hàng năng lượng này sang Trung Quốc, thì nước này sẽ có nhiều khả năng bán lại lượng khí đốt dư thừa trên thị trường giao ngay, gián tiếp hạ nhiệt cơn khát năng lượng của châu Âu.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều quốc gia "cấp tập" đối phó khủng hoảng năng lượng
12:00, 25/08/2022
Startup TerraPower huy động thành công 750 triệu USD cho năng lượng phản ứng hạt nhân
04:23, 21/08/2022
Phát triển năng lượng xanh: nguồn lực là vấn đề mấu chốt
00:55, 18/08/2022
Khơi thông nguồn vốn quốc tế cho năng lượng tái tạo
01:00, 17/08/2022