Phương Tây bất lực với “sức đề kháng” của Nga
Các quan chức Mỹ thừa nhận sự thất vọng khi hàng loạt lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây không thể lật đổ kinh tế Nga trong ngắn hạn.
>>"Cuộc chiến" kinh tế Nga- phương Tây: Ai sẽ chịu thiệt hại lớn?
Các Tổng thống Mỹ rất ưa chuộng “vũ khí cấm vận”, nó được sử dụng nhiều nơi, với tất cả các nước mà Washington liệt vào “danh sách đen” như tài trợ khủng bố, phát triển vũ khí hạt nhân, vi phạm luật lệ do Mỹ soạn ra và có xu hướng chính trị đối lập.
Ưu điểm của lệnh cấm vận là không gây tổn thất nhân mạng, chúng có vẻ như không phải là cuộc chiến quy ước nhưng phần thắng luôn nghiêng về phe mạnh hơn; bên chịu trận sẽ bị kiệt quệ dần.
Chẳng hạn như tại Triều Tiên, Venezuela, Iran,… sợi dây thòng lọng cấm vận của Mỹ đẩy các quốc gia này vào con đường dị biệt, dường như tách rời khỏi guồng quay chung.
Nhưng cấm vận với Nga là vấn đề đáng để tâm, từ năm 2014 đến khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, Moscow chịu 8.000 danh mục cấm vận ở nhiều lĩnh vực, kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh. Xét trên bình diện chung, Nga vẫn cho thấy sức đề kháng đối với các lệnh cấm vận này trong ngắn hạn, dù kinh tế Nga vẫn đang suy giảm.
Kinh tế Nga nhận cú sốc lớn khi Mỹ và EU tung ra loạt cấm vận mới. Đồng ruble lao dốc, lạm phát tăng cao, thiếu hàng hóa, mất dự trự ngoại hối nhưng bù lại nguồn thu năng lượng tăng vọt do giá dầu liên tục phá trần.
Theo Trung tâm Nghiên cứu năng lượng Phần Lan, trong 100 ngày đầu cuộc chiến tại Ukraine, Nga thu về gần 100 tỷ USD - đó là khoảng thời gian giá dầu thô gần chạm mốc 130 USD/thùng.
Nhờ vậy, Nga buộc các nước mua dầu thô và khí đốt phải thanh toán bằng ruble, mở tài khoản tại Ngân hàng trung ương Nga, vừa tránh hệ thống SWIFT, vừa làm tăng giá đồng nội tệ.
Đa phần các dự báo về tình hình giao dịch dầu Nga đều sai lệch, dù sản lượng có giảm nhưng khách hàng không mất đi. Trung Quốc và Ấn Độ đã thu mua hầu như toàn bộ, hơn 2 triệu thùng/ngày.
Châu Âu chưa nhận thấy lợi ích gì từ khi phát lệnh cấm vận Nga, thậm chí châu lục này lao đao vì giá khí đốt tăng kỷ lục dẫn đến lạm phát 9%; tranh cãi nội bộ giữa nhóm các quốc gia Đông Bắc Âu và nhóm Tây Âu do bất đồng quan điểm nên hay không tiếp tục cứng rắn với Kremlin.
Có cơ sở để hoài nghi liên minh Nga - Trung, song trên thực tế Bắc Kinh và Moscow đã hành động mạnh mẽ đến bất ngờ. Trong tháng 7, kim ngạch thương mại song phương tăng 56,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nghĩa là Trung Quốc bù đắp một phần quan trọng cho Nga.
Phương thức thanh toán thương mại bằng ruble và Nhân dân tệ bắt đầu hoạt động sau cuộc gặp giữa ông Tập Cận Bình và ông Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Và nhiều cam kết bí mật chưa được tiết lộ.
Ngăn chặn chiến tranh là nhiệm vụ cần thiết, nhưng dùng thù địch đối đãi với thù địch chưa khi nào được coi là thượng sách. Cơ chế xử lý mâu thuẫn Nga - Mỹ - châu Âu hiện nay chỉ có thể dẫn đến kết cục xấu hơn.
Nói vậy không có nghĩa, Nga sẽ miễn nhiễm với lệnh cấm vận. Thông thường, các vết thương mới bắt đầu lộ ra sau 10 năm trở đi. Với các chính thể như Nga, họ đang kiểm soát tốt các mâu thuẫn xã hội, chính trị nội bộ.
Giới trí thức, tài phiệt Nga đến lúc sẽ lên tiếng, "ung nhọt" xã hội ngày càng nặng đến lúc bục phát; địa lý lãnh thổ bao quanh bởi các quốc gia “không thân thiện”, chế độ tị nạn là cửa ngõ để người Nga đối sánh với thế giới bên ngoài.
Giá dầu đang giảm mạnh về dưới 90 USD/thùng, chỉ số này mới là yếu tố có thể tàn phá kinh tế Nga nhanh nhất. Bên cạnh chiến sự Nga - Ukraine, thế giới còn chứng kiến cuộc chiến hạ và nâng giá dầu không kém phần gay cấn.
Có thể bạn quan tâm
Thế khó của G7 khi cấm vận dầu mỏ Nga
04:30, 28/06/2022
“Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga
12:06, 05/06/2022
Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga
14:21, 04/05/2022
Chiến sự Nga- Ukraine: Kinh tế Nga “ngấm đòn” trừng phạt
04:10, 12/09/2022
Cấm vận gia tăng, kinh tế Nga "tổn thương" nặng trong dài hạn
14:24, 29/08/2022
Kinh tế Nga dần rơi vào “thị trường xám”!
05:00, 22/08/2022
EU giáng thêm đòn trừng phạt mới, kinh tế Nga sẽ "điêu đứng"?
14:35, 19/07/2022