Kinh tế Nga dần rơi vào “thị trường xám”!

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều khi mong muốn của các chính trị gia không được cho phép bởi các quy luật kinh tế khách quan. Sự nở rộ "thị trường xám" là minh chứng.

Nga bội thu từ xuất khẩu dầu thô bất chấp lệnh cấm vận (Ảnh: Reuters)

Nga bội thu từ xuất khẩu dầu thô bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây (Ảnh: Reuters)

>> Putin đưa kinh tế Nga vào vòng tay Trung Quốc!

Nga nhận hầu hết lệnh cấm vận ngặt nghèo nhất kể từ khi phát động chiến sự Nga- Ukraine. Nhưng điều đó không làm Moscow nhụt chí trên chiến trường Ukraine. Vậy, điều gì giúp Kremlin duy trì sức cung cho thị trường 144 triệu dân?

“Grey Market” - thị trường xám là thuật ngữ không phải xa lạ, đương nhiên nảy sinh do nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với kênh phân phối chính thức. Thị trường xám không phải “chợ đen” vì đây là phương thức phân phối hợp pháp nhưng không chính thức.

Ví dụ, Iphone được sản xuất dành cho thị trường Ấn Độ được một bên phân phối nhập khẩu bán tại thị trường Anh, như vậy gọi là thị trường xám, không được nhà sản xuất khuyên dùng hay khuyến cáo.

Tại Nga, phương pháp này được gọi dưới thuật ngữ “nhập khẩu song song”. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga từ tháng 5 đến tháng 7 đạt 6 tỷ USD, có thể lên 16 tỷ USD trong năm nay. Một danh sách hàng hóa khá dài được Nga công bố nhập khẩu song song gồm phụ tùng ô tô cũng như các hàng hóa tiêu dùng như đồ điện tử, điện gia dụng, quần áo, giày dép và mỹ phẩm.

Nằm trong danh sách này còn có các nhãn hàng như Mercedes-Benz, Volkswagen, Continental, Ferrari, Apple, Samsung, Microsoft, Siemens, Duracell, Canon và PlayStation. Nghĩa là thị trường Nga không thiếu hàng hóa cho dù hơn 1.000 công ty đã rút đi.

Iphone đời mới nhất vẫn được phân phối ở Nga cho dù Apple đã rút đi

Iphone đời mới nhất vẫn được phân phối ở Nga cho dù Apple đã rút đi (Ảnh: Reuters)

Bên cạnh đó, nền kinh tế năng lượng khổng lồ của Nga đã hoạt động “dị thường” nhiều tháng nay - tất nhiên là theo góc nhìn của phương Tây. Hồi tháng 5 vừa qua, gần 1/3 tàu chở dầu Nga không thông báo hành trình do sức ép kiểm duyệt từ EU và Mỹ.

Trong một trường hợp cụ thể, một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Scotland đang chuẩn bị cập cảng Orkney đã đột ngột thay đổi hướng đi khi Vương quốc Anh ra lệnh cấm các tàu Nga cập cảng từ ngày 1/3. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ đã bắt giữ 1 tàu chở dầu Nga đang trên đường đến Lousiana.

Dầu thô Nga đã được bán như thế nào? Thông tin này hoàn toàn được Nga giữ bí mật, chỉ có Ấn Độ và Trung Quốc sẵn sàng mua rất nhiều dầu Nga một cách công khai, nhưng vẫn không thể bao thu hết sản lượng dầu khổng lồ. Hai quốc gia này đã mang về 161 tỷ USD cho Kremlin tính đến tháng 7, có thể đạt 285 tỷ USD từ bán dầu thô trong năm nay.

>> Thiếu hụt khí đốt, Châu Âu đứng trước bờ vực suy thoái kinh tế

Tổng kim ngạch xuất khẩu nửa đầu năm 2022 của Nga là 316 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai hơn 70 tỷ USD trong quý II. Có vẻ như 8.000 lệnh cấm vận, tước bỏ tối huệ quốc tế trong thương mại không “nhốt” được nền kinh tế thứ 12 thế giới?

Một trong những hệ lụy thị trường xám là Ấn Độ đã "ăn chênh lệch giá" từ việc bán dầu của Nga sang châu Âu, như vậy đến lượt “lục địa già” tham gia "thị trường xám" năng lượng theo kế hoạch Latvia do cắt nguồn cung từ Nga.

Tập đoàn Shell đã bị phát hiện khi trộn dầu Urals của Nga với các nhãn hiệu khác nhau, sau đó bán lại cho các nước thứ ba. Còn các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cũng đã bắt đầu giấu nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm từ nguồn dầu của Nga vào đầu mùa hè này.

Dòng dầu chảy loạn xạ sinh ra thị trường xám khổng lồ (Ảnh

Dòng dầu chảy loạn xạ sinh ra thị trường xám khổng lồ (Ảnh: Novosti)

Chưa khi nào "thị trường xám" nở rộ như bây giờ, vì ai cũng cần hàng hóa chiến lược nhưng sẵn sàng bổ vào nhau những “đòn đánh” kinh tế chí mạng. Dù bằng cách này hay cách khác, giới tư bản mau lẹ khai mở những thị trường “đặc biệt”.

Tại sao Mỹ, EU không thể trừng phạt thứ cấp? Điều này quá khó, vì hầu như các công ty lớn ở Ấn Độ, châu Âu đều niêm yết tại Mỹ, có mối liên hệ chặt chẽ với phố Wall - họ là một mạng lưới thao túng kinh tế toàn cầu mà đôi khi Tổng thống Mỹ chỉ là người đại diện.

"Bóp nghẹt” kinh tế Nga hay bất kỳ quốc gia nào trong thời đại toàn cầu hóa là không thể. Quy luật kinh tế chi phối chính trị đang bộc lộ rõ ở hiện tượng này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế Nga dần rơi vào “thị trường xám”! tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713977292 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713977292 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10