"Cuộc chiến" kinh tế Nga- phương Tây: Ai sẽ chịu thiệt hại lớn?

Diendandoanhnghiep.vn Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang trở thành "bài kiểm tra" sức chịu đựng của nền kinh tế của Nga và phương Tây.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Nga sẽ bớt đi một đối thủ lớn?

Các nước phương Tây đang chịu nhiều tác động do giá dầu tăng cao

Các nước phương Tây đang chịu nhiều tác động tiêu cực do giá dầu tăng cao

Theo các nhà phân tích, cho đến nay, Nga dường như đang chịu nhiều thiệt hại hơn khi nền kinh tế được dự đoán sẽ suy giảm mạnh trong năm nay, chi phí sinh hoạt tăng vọt và hàng trăm doanh nghiệp, từ McDonald’s Corp... đến nhà sản xuất ô tô Pháp Renault SA tháo chạy khỏi thị trường Nga.

Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu cũng đang phải gánh chịu những chi phí tăng mạnh, chủ yếu là do giá năng lượng có xu hướng tăng cao hơn nữa. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ và Châu Âu dự kiến cũng sẽ tăng lên khi các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất để đối phó lạm phát.

Nhiều chuyên gia dự đoán, những tháng cuối năm 2022 sẽ cho thấy những thiệt hại rõ hơn từ các quốc gia có liên quan cũng như mức độ ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Mới đây, Economist Intelligence Unit đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống 2,8%, thay vì mức dự báo trước chiến tranh là 3,9%.

Ông Tymofiy Mylovanov, Phó giáo sư kinh tế của Đại học Pittsburgh, đồng thời là cựu quan chức chính phủ Ukraine, cho biết Nga đang thách thức phương Tây, và phương Tây đang đáp trả một cách thận trọng. Đó là một cuộc chiến tiêu hao không chỉ đối với Ukraine và Nga, mà còn đối với cả phương Tây.

Ngay từ đầu, vũ khí chính của phương Tây trên mặt trận kinh tế là các lệnh trừng phạt bao gồm cắt đứt các liên kết ngân hàng, cấm các doanh nghiệp Nga tham gia thị trường và đóng băng một phần đáng kể các giao dịch quốc tế của Nga.

Xuất khẩu của Nga, đặc biệt là xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt cũng đã bị phương Tây cấm vận một phần. Châu Âu vẫn đang có những cuộc thảo luận gay gắt về cách cấm hoàn toàn nhiên liệu từ Nga. Điều này cộng với các lệnh trừng phạt nói trên có thể sẽ khiến kinh tế Nga suy giảm mạnh.

Tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St Peterbourg trung tuần tháng 6/2022, trong khi Nga đưa ra con số suy thoái kinh tế 5% trong năm 2022, thì Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabioullina dự báo suy thoái kinh tế Nga lên tới 10%, tức mức suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1994. Còn lạm phát của Nga được Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nga lên đến 18% trong năm nay.   

>> Ai hưởng lợi từ giá dầu?

kho khí đốt ngầm của Nga ở Kasimov. Ảnh: Bloomberg

Kho khí đốt ngầm của Nga ở Kasimov. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây chưa lường hết những chi phí có thể phát sinh do các lệnh trừng phạt gây ra. Điều này đã làm suy yếu hiệu quả của các biện pháp trừng phạt trong cuộc chiến kinh tế này, cũng như ảnh hưởng đến tương lai chính trị của các nhà lãnh đạo tại châu Âu.

Lạm phát cao đang góp phần khoét sâu hơn mâu thuẫn chính trị ở phương Tây. Thủ tướng Italy Mario Draghi, người ủng hộ nhiệt thành với Ukraine trong cuộc chiến hiện nay với Nga, đã phải đệ đơn xin từ chức vào tuần trước, sau khi đảng Phong trào 5 Sao rút khỏi liên minh cầm quyền vì những bất đồng trong chính sách hỗ trợ xã hội. Tổng thống Italy không chấp nhận đơn từ chức của ông Draghi, nhưng khủng hoảng chính trị ở nước này vẫn chưa được giải quyết.

Mức tăng GDP ở cả EU và khu vực đồng Euro chỉ đạt 2,7% trong năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, giảm lần lượt từ mức 4% và 2,8% so với bản dự báo kinh tế mùa đông 2021 đã công bố. Riêng ở khu vực đồng Euro, mức giảm này là 2,7%.

Tổng thống Putin đã chứng minh rõ ràng rằng bất kể phương Tây quyết định đi theo hướng nào, ông vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên chi tiêu quân sự. Chính vì vậy, phương Tây không chỉ phải thắt chặt việc trừng phạt đối với Nga, mà còn phải học cách sử dụng vũ khí kinh tế một cách thông minh và hiệu quả hơn.

Ông Claus Vistesen, chuyên gia kinh tế khu vực đồng euro tại Pantheon Macroeconomics, công ty tư vấn - nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại Anh đánh giá, Mỹ và châu Âu thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt Nga mà không có giải pháp bảo vệ nền kinh tế của mình, thì có thể sẽ phải trả giá đắt, thậm chí là đối mặt nguy cơ đình lạm do đứt gãy chuỗi cung ứng và áp lực lam phát ngày càng cao.

Như vậy, đến thời điểm này, cả nền kinh tế Nga và phương Tây vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn từ chiến sự Nga-Ukraine, mức độ thiệt hại sẽ càng rõ ràng hơn vào cuối năm nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cuộc chiến" kinh tế Nga- phương Tây: Ai sẽ chịu thiệt hại lớn? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714127443 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714127443 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10