Hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài đang rút khỏi Nga sau các lệnh trừng phạt quốc tế chưa từng có đối với nước này. Điều gì sẽ xảy ra đối với các khoản đầu tư nước ngoài vào Nga?
>>>Visa và Mastercard thông báo ngừng hoạt động ở Nga
Mỹ và các đồng minh phương Tây đã ra các lệnh trừng phạt lịch sử với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cắt nước này ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt mà ở quy mô, tương đương với mức bao vây tài chính năm 1941 của Mỹ với Nhật Bản.
Và trong nỗ lực ngăn chặn sự tháo chạy của các công ty nước ngoài, Nga đã đáp trả bằng cách thực hiện một loạt biện pháp cực đoan, kiểm soát vốn đối với các nhà đầu tư. Biện pháp mà theo Maximilian Hess, thành viên tại Viện Nghiên cứu Chính sách nước ngoài của Mỹ cho rằng: “Chỉ làm chậm quá trình chảy máu, mà không thể ngăn nó trở thành vết thương lớn”.
Các biện pháp trừng phạt tài chính do phương Tây áp đặt, đang bóp nghẹt nền kinh tế Nga thông qua một cuộc tấn công phối hợp, chủ yếu, nhằm vào lĩnh vực ngân hàng của nước này.
Các biện pháp trừng phạt đã tìm cách cắt giảm chính phủ Nga khỏi hơn 600 tỷ USD dự trữ do ngân hàng trung ương nắm giữ, cấm tất cả các giao dịch với ngân hàng này và những người khác. Họ cũng đã rút quyền truy cập của Nga vào đồng đô la Mỹ và cấm một số tổ chức của Nga truy cập vào SWIFT, hệ thống nhắn tin chính được các ngân hàng sử dụng để thực hiện các giao dịch.
Những hành động này ảnh hưởng đến khoảng 400 tỷ USD dự trữ của Nga ở phương Tây, trên thực tế, khiến chúng bị đóng băng. Hệ quả là gì? Theo các chuyên gia phân tích, điều này đang gia tăng áp lực rất lớn đối với hệ thống tài chính và làm suy giảm mạnh mẽ khả năng sử dụng dự trữ ngoại tệ của Nga để hỗ trợ các tổ chức tài chính của mình.
Mặc dù Điện Kremlin đã xây dựng một “pháo đài tài chính” (hơn 600 tỷ USD đã nói ở trên), nhưng nó vẫn không thấm vào đâu. Điều này khiến các chuyên gia phân tích tin rằng, ngay cả khi hòa bình có thể trở lại trong nay mai, sự tín nhiệm trên thị trường của Nga có thể sẽ biến mất trong một thời gian dài.
Eric Honz, phó giám đốc khu vực châu Âu và châu Á tại Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế cho biết: “Các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga khiến đất nước này trở thành một hòn đảo, gần như hoàn toàn bị cô lập”.
Với việc nền kinh tế Nga bị ruồng bỏ, các công ty nước ngoài đang cho thấy những ý định từ bỏ đất nước này, mặc dù điều mà trong nhiều trường hợp, nói thì dễ hơn làm.
Một trong những thương vụ thoái vốn lớn đầu tiên đến từ BP. “Gã khổng lồ” dầu khí của Anh đã công bố ý định bán gần 20% cổ phần của mình trong công ty dầu khí nhà nước Rosneft của Nga, dẫn đến khoản lỗ khoảng 25 tỷ USD. Shell và công ty năng lượng nhà nước Equinor của Na Uy đã đi theo ngay sau đó.
Trong khi đó, ExxonMobil cho biết họ cũng sẽ ngừng dự án Sakhalin-1 khổng lồ của mình và TotalEnergies của Pháp đã tuyên bố rằng họ sẽ không còn đầu tư vào các dự án mới trên khắp nước Nga. Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, lĩnh vực khai thác của nước này là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, với hơn 116 tỷ USD vốn FDI tích lũy.
Tuy nhiên, các công ty năng lượng không phải là những công ty duy nhất rời khỏi Nga. Danh sách dài những người khác bao gồm những đối thủ nặng ký như Canada Goose, Harley-Davidson, General Motors, Volvo và Daimler Truck. Lĩnh vực sản xuất của Nga là điểm đến lớn thứ hai đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trị giá 103,8 tỷ USD vốn FDI.
Chưa hết, sẽ có thêm nhiều đợt thoái vốn hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, từ bán lẻ, công nghệ lớn, truyền thông giải trí hay thậm chí cả vận tải hàng hóa …, có thể cũng đang xem xét lại các hoạt động đầu tư.
>>>Chân dung một số tài phiệt Nga đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây
>>>Toan tính của phương Tây khi nhằm vào giới tài phiệt Nga
Thoái vốn khỏi một quốc gia chưa khi nào là một quá trình nhanh chóng và dễ dàng, ngay cả trong những thời điểm bình thường nhất. Vì vậy, đối với các công ty đa quốc gia đã có mặt ở Nga, việc rút lui nhanh chóng là điều gần như không thể.
Vào ngày 1 tháng 3, Điện Kremlin thông báo rằng họ đang chuẩn bị một sắc lệnh của tổng thống Putin, sẽ tạm thời hạn chế khả năng các nhà đầu tư nước ngoài bán tài sản ở Nga. Chi tiết về cách nó sẽ được thực hiện như thế nào vẫn còn mơ hồ.
Trước đó, kể từ ngày 28 tháng 2, họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn, cấm người nước ngoài bán chứng khoán để lấy tài sản nước ngoài. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sở hữu cổ phiếu của Nga, bạn không thể bán chúng thành đô la, một lệnh cấm từ ngân hàng trung ương trong việc đưa những chứng khoán đó lên bán với giá rúp để sau đó chuyển đổi thành đô la.
Theo các nhà quan sát, động thái này của ngân hàng trung ương Nga đang làm tê liệt cả các nhà đầu tư nước ngoài và nền kinh tế Nga. Và rất có thể, trong thời gian tới, người ta sẽ nhìn thấy “vết thương lớn” trên cơ thể nền kinh tế Nga.
Có thể bạn quan tâm
Căng thẳng Nga - Ukraine mở rộng tác động trên nhiều lĩnh vực
04:05, 04/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine, lộ toan tính của nước lớn
08:43, 03/03/2022
Xung đột Nga - Ukraine: Ngân hàng Trung ương Nga đối diện áp lực trừng phạt
16:00, 02/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho ông Putin?
15:02, 01/03/2022
BP “nén đau” trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine
05:48, 28/02/2022
Cuộc chiến Nga - Ukraine: Logic nào cho bạn?
05:24, 28/02/2022