Để “dòng chảy” kinh tế ngày càng lớn

Thy Hằng 04/07/2019 21:08

Khẳng định kinh tế là một dòng chảy, không được dừng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần giải quyết các tồn tại để dòng chảy ấy ngày càng lớn.

Kết luận hội nghị trực tuyến đánh giá nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và bàn giải pháp 6 tháng cuối năm chiều ngày 4/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng chưa phải cao nhưng so với các thời kỳ trước, vẫn là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến bất lợi.  

Con số tăng trưởng GDP 6,76% là kết quả khả quan, trong đó ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính. 

Con số tăng trưởng GDP 6,76% là kết quả khả quan, trong đó ngành chế biến chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính. 

Dứt khoát không điều chỉnh chỉ tiêu

Đặc biệt, Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra các rủi ro, thách thức, tồn tại cần lưu ý thời gian tới mà đầu tiên là rủi ro, thách thức từ bên ngoài như kinh tế thế giới nhạy cảm, nhiều rủi ro. Các động lực tăng trưởng chính đang có dấu hiệu chậm lại. Áp lực lạm phát còn hiện hữu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng tiêu cực đến nông nghiệp. Giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA tiếp tục là điểm nghẽn.

“Vì vậy, tất cả Bộ trưởng, Chủ tịch, cơ quan thuộc Chính phủ đều phải kiểm điểm việc này và sẽ có chế tài nghiêm để xử lý vấn đề giải ngân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là vấn đề mà Thủ tướng cho rằng cần theo dõi, phối hợp, có động thái chính sách nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Thủ tướng cũng cho biết vừa ký "Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về chống lảng tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Các bộ, cơ quan liên quan cần cương quyết xử lý vi phạm.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo điều hành nhất quán của Chính phủ: “Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, kiên định với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, phát huy hơn nữa tinh thần vượt khó, đổi mới sáng tạo, chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình”.

Quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch 2019 của cả nước, của từng bộ, ngành, địa phương, góp phần thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2016 -2020. “Cho nên, dứt khoát không có chuyện điều chỉnh bất cứ một chỉ tiêu nào đã giao cho các đồng chí”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nêu rõ cần đưa ra các giải pháp, kịch bản kịp thời, phù hợp, tận dụng các FTA đã ký và tập trung phát triển thị trường trong nước. Kiểm tra đánh giá ngay tình trạng đội lốt nhãn mác hàng hóa xuất xứ Việt Nam, xử lý nghiêm vi phạm.

Có thể bạn quan tâm

  • Lực đẩy mới cho tăng trưởng kinh tế

    Lực đẩy mới cho tăng trưởng kinh tế

    11:01, 03/07/2019

  • Phó Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế

    Phó Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế

    19:17, 02/07/2019

  • Việt Nam cần hướng tới nền kinh tế phát triển từ nội lực 

    Việt Nam cần hướng tới nền kinh tế phát triển từ nội lực 

    10:32, 02/07/2019

  • Kinh tế Việt Nam giảm sút mang tính chu kỳ?

    Kinh tế Việt Nam giảm sút mang tính chu kỳ?

    18:20, 01/07/2019

  • WB: Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm

    WB: Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm

    14:00, 01/07/2019

Đồng thời, theo dõi, đánh giá, dự báo tác động của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, có giải pháp kịp thời, bảo đảm ổn định lãi suất và tỷ giá, thị trường ngoại hối, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, tạo bước đệm chống chọi với các cú sốc bên ngoài. Trong vấn đề này, cần chú ý một số ý kiến từ phía Hoa Kỳ trong mua ròng ngoại hối. Cần duy trì kênh liên lạc thường xuyên với các cơ quan chuyên môn của phía Hoa Kỳ để họ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thận trọng.

Tổ công tác đặc biệt đón làn sóng FDI mới

Đặc biệt, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, tiếp tục tìm cách thu hút các nhà đầu tư, các chuỗi cung ứng đang tìm cách di chuyển khỏi các nước vào Việt Nam.

Cho biết sắp trình Bộ Chính trị Đề án thu hút FDI, Thủ tướng nêu rõ tinh thần lớn trong thu hút FDI là phải có chọn lọc, chú trọng vào các tập đoàn hàng đầu thế giới, có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Thủ tướng cũng thông báo, sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt đón làn sóng FDI mới vào Việt Nam. Cần đưa ra các tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư.

Đồng thời, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA. Các bộ, ngành, địa phương cần lập tổ công tác xử lý việc này. Cần thiết thì điều chuyển vốn của những ngành, địa phương làm chậm cho ngành, địa phương khác.

Theo Thủ tướng, kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở địa phương, ở các ngành sẽ được đưa vào đánh giá thi đua cuối năm. Xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, hối lộ, cản trở phát triển.

Ngân hàng Nhà nước sớm trình sửa đổi Nghị định 96 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng mà Thủ tướng cho biết ý kiến cho rằng “đã lạc hậu”. Bộ Tài chính làm đầu mối sớm trình sửa Nghị định 20 về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Nghị định về thanh toán tài sản công.

Một vấn đề nữa mà Thủ tướng yêu cầu là các bộ ngành phải tiếp tục rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh không rõ ràng, bất hợp lý để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thực chất hơn môi trường kinh doanh. 

Phấn đấu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp thì phải sửa đổi chính sách nhanh hơn như kiểm tra chuyên ngành, xử lý tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ. Cần loại bỏ tình trạng một cửa mà nhiều khóa.

Thủ tướng nhấn mạnh kinh tế là một dòng chảy, không được dừng, cần giải quyết các tồn tại để dòng chảy ấy ngày càng lớn. Đây là trách nhiệm của Chính phủ kiến tạo phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm hoàn thành, ban hành các hướng dẫn triển khai Luật Quy hoạch.

Xây dựng thể chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển là việc quan trọng hàng đầu. Cần lưu ý không chỉ lo kinh tế, lo tăng trưởng mà phải lo cả bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xã hội, bảo đảm tam giác phát triển kinh tế - xã hội-môi trường. Nếu không chú ý vấn đề xã hội đúng mức thì đến một lúc nào đó, kinh tế không phát triển được nữa, rất nguy hiểm. Thủ tướng cảnh báo một số địa phương còn chạy theo phát triển kinh tế, chưa chú ý đúng mức vấn đề xã hội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm có đánh giá biểu giá điện, phương thức tính giá, để đề xuất giải pháp phù hợp nhất là đối với người dân. Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc bảo đảm nguồn cung ứng điện bởi “điện không chỉ là vấn đề kinh tế, bởi nếu mất điện thì thành vấn đề chính trị, a

Đối với công tác thông tin truyền thông, Thủ tướng nêu rõ tinh thần là xây dựng ý chí dân tộc mạnh mẽ, vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu như lời dặn của Bác Hồ. Cần đưa các mô hình tốt, gương tốt, chống thông tin giả, xấu độc, phá hoại, truyền thông cần chính xác, trung thực.

“Tôi đề nghị các đồng chí cần tiếp tục nâng cao năng lực quản trị của mọi tổ chức, cán bộ công chức, nâng cao năng lực gắn với trách nhiệm trước nhân dân”, Thủ tướng nhắc nhở.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Để “dòng chảy” kinh tế ngày càng lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO