Mỹ- Saudi Arabia bất hòa, kinh tế toàn cầu đối diện đe dọa mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/11/2022 11:02

Nhiều chuyên gia cho rằng, Mỹ và Saudi Arabia bất hòa, có thể sẽ là mối họa đối với thị trường dầu mỏ nói riêng và an ninh kinh tế toàn cầu nói chung.

Lần đầu tiên trong lịch sử khủng hoảng kinh tế xảy ra nghịch lý: giá dầu tăng cao ngay cả khi kinh tế thế giới suy giảm mạnh.

 OPEC+ đã phớt lờ Mỹ cắt giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ảnh: Reuters

OPEC+ đã phớt lờ Mỹ cắt giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ảnh: Reuters

>> Mối đe dọa mới với quyền lực Mỹ trên thị trường dầu mỏ

Vòng luẩn quẩn

Giá dầu tăng cao đã kéo theo chỉ số giá tiêu dùng của nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, tăng phi mã. Theo đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã liên tục tăng lãi suất lần thứ 6 trong vòng 8 tháng lên mức 3,75- 4%. Điều này có nghĩa, đồng vốn trở nên đắt đỏ hơn không chỉ tại Mỹ mà ở nhiều quốc gia khác.

Khi các NHTW tìm cách kìm chế cơn “bão giá” thì công cụ lãi suất được sử dụng. Tuy vậy, chính lãi suất cho vay đã làm tăng chi phí đầu vào, khiến giá tiêu dùng tăng cao.

Hơn thế nữa, lãi suất USD cao khiến dòng tiền thoát ra khỏi các quốc gia đang phát triển, dựa vào FDI, với điểm đến là Mỹ. Đây là nguồn tiền khổng lồ làm sao “tiêu hóa” hết trong bối cảnh nền kinh tế “đóng băng”. Vòng luẩn quẩn: “thừa tiền - lạm phát - lãi suất” cứ lặp đi lặp lại.

Đồng thời, Mỹ cấp tập chống lạm phát đẩy giá “đồng bạc xanh” lên cao, vô tình làm suy yếu các đồng tiền khác - một lý do khá căn bản đẩy nhau vào lạm phát, và cuối cùng Washington đổ lỗi cho OPEC+ và Nga.

FED hoàn toàn có thể tăng thêm lãi suất trong 2 tháng cuối năm nay cũng như năm 2023 và khối OPEC+ cũng có thể cắt giảm thêm nguồn cung dầu. Hai tổ chức quyền lực này đang ở trong cuộc đua xuống đáy. Viễn cảnh trước mắt là giá dầu không giảm, còn lãi suất vẫn cứ tăng.

Thế giới đang phân mảnh, chia phe kết cánh; các mối quan hệ rường cột không còn phù hợp trong bối cảnh mới. Điều này đặt ra yêu cầu sắp xếp, cơ cấu lại để tái định hình trật tự thế giới mới.

Đây có vẻ như là một cuộc khủng hoảng kinh tế có chủ đích do FED “đạo diễn” để cứu kinh tế Mỹ, chính Chủ tịch FED Jerome Powell đã thừa nhận như vậy. Hệ thống tài chính không có nguy cơ khủng hoảng như năm 2008, nhưng bị đe dọa bởi lãi suất, trái phiếu, bất ổn địa chính trị.

Có nghĩa là hệ thống ngân hàng đang cho thấy sự ổn định, là điểm sáng duy nhất, nó trùng hợp với công trình đạt giải Nobel kinh tế 2022, nghiên cứu giải đáp câu hỏi quan trọng là tại sao việc bảo đảm các ngân hàng không bị phá sản lại có ý nghĩa sống còn.

>> Dầu mỏ - "vũ khí" gây sát thương mạnh của Nga

Mâu thuẫn cơ bản ở đây là tất cả đang đối mặt với khủng hoảng “địa chính trị” mà FED, OPEC+, ăn miếng trả miếng lại chỉ là những biểu hiện về mặt hiện tượng của vấn đề. Và đây cũng là diễn biến khá hy hữu khi nhìn lại các cuộc khủng hoảng kinh tế từng xảy ra trong lịch sử.

Nhận diện mâu thuẫn

Các động thái căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia đang tạo ra những mối nguy mới cho nền kinh tế thế giới vốn đang trong tình trạng suy giảm. Giới phân tích lo ngại toàn cầu sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớn hơn khi hai quốc gia này có chiều hướng lún sâu vào “cuộc chiến dầu mỏ”.

Tổng thống Biden trong cuộc gặp ngày 15/7 với Thái tử Saudi Arabia Mohammed. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Biden trong cuộc gặp ngày 15/7 với Thái tử Saudi Arabia Mohammed. Ảnh: Reuters.

Nhà trắng tính tới việc cấm bán vũ khí cho Saudi Arabia và kích hoạt dự luật NOPEC, mở đường khởi kiện OPEC+ vì lý do độc quyền sản xuất và phân phối dầu mỏ.

Một lần nữa, nước Mỹ lại sử dụng “lá bài” truyền thống, đơn phương cấm vận tất cả những quốc gia không cùng chung quỹ đạo lợi ích. Nhưng càng lúc phương thức này càng mất tính chiến đấu.

Nếu trước năm 1990, đòn đánh của Nhà Trắng là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô thì kể từ đó, các quốc gia đối kháng bắt đầu thích nghi tốt hơn. Đơn cử như Nga gánh 8.000 lệnh cấm vận, cùng Iran, Triều Tiên, Venezuela và có thể là Saudi Arabia.

“Ván cờ” toàn cầu có thể sẽ không còn đơn cực, trong đó người Mỹ nắm toàn quyền sinh sát. Dưới sức ép để tồn tại các mạng lưới quan hệ ngấm ngầm sinh sôi nảy nở, tương trợ lẫn nhau, nhiều quốc gia đã đủ mạnh để công khai thách thức quyền lực của Mỹ.

Trong khi Saudi Arabia là chủ nợ lớn thứ 16 của Mỹ với 119 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Nếu quốc gia này bán tháo trái phiếu Mỹ, sẽ kéo lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên đáng kể. Điều này khiến lạm phát kỳ vọng tăng, buộc FED phải giảm cung tiền và tăng lãi suất.

Thực tế này cho thấy điều gì? Thế giới đang phân mảnh, chia phe kết cánh; các mối quan hệ rường cột không còn phù hợp trong bối cảnh mới, đặt ra yêu cầu sắp xếp cơ cấu lại.

OPEC+ muốn thoát khỏi cái bóng của Washington để tự quyết lĩnh vực kinh tế xương sống của họ. Nga đang dùng “quả bom dầu” như một thứ vũ khí chống lại Mỹ và phương Tây. Trong khi Trung Quốc rất yên ổn với kho dầu dự trữ khổng lồ.

Đến nay, cam kết chống phát thải tại COP26 chưa được thực hiện là bao. Điều này chứng minh rằng, kinh tế toàn cầu vẫn phải chung sống với năng lượng hóa thạch- lĩnh vực có quá nhiều thế lực, mà những gì truyền thông biết được chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Có thể bạn quan tâm

  • OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

    OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

    12:00, 10/10/2022

  • Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

    Khủng hoảng Ukraine: Phép thử cho OPEC +?

    05:00, 02/03/2022

  • OPEC và Nga ký

    OPEC và Nga ký "thỏa thuận lịch sử", giá dầu có được cứu?

    05:30, 14/04/2020

  • Dầu sẽ

    Dầu sẽ "nổi" khi Nga, Mỹ và OPEC bắt tay?

    06:00, 04/04/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ