"Hé lộ" trật tự thế giới mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 24/01/2023 12:00

Trong trật tự thế giới mới, sân khấu và dàn diễn viên không khác bản chất, nhưng nhân vật chính của vở kịch địa chính trị toàn cầu sắp đổi vai.

Chuyến thăm Saudi Arabia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ nâng quan hệ của Trung Quốc với thế giới Ả Rập lên một tầm cao mới.

Chuyến thăm Saudi Arabia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ nâng quan hệ của Trung Quốc với thế giới Ả Rập lên một tầm cao mới.

>> Nga- Trung Quốc xích lại gần nhau để thúc đẩy trật tự thế giới mới

Trung Quốc đã và đang cùng một số đồng minh tiến hành nhiều hoạt động chiến lược, kể cả trong lĩnh vực dầu mỏ nhằm tìm cách làm giảm vị thế của Mỹ để lập lại trật tự thế giới.

Dấu mốc 120 năm

Với tốc độ phát triển kinh tế thần tốc hơn 3 thập kỷ qua, Trung Quốc đang có cơ hội vượt Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới vào thời điểm nào đó sau năm 2030. Trên thực tế, Bắc Kinh đã tập dượt, tự thử thách chính mình trong nhiều sự kiện cụ thể.

Còn nhớ hồi tháng 3/2021, Mỹ và Trung Quốc tổ chức hội đàm ở Alaska. Tờ People’s Daily đã ghép bức hình minh họa so sánh cuộc gặp gỡ này với buổi lễ ký kết Hiệp ước Tân Sửu vào năm 1901. Thời điểm đó, Triều đình nhà Thanh bất đắc dĩ thừa nhận sự có mặt của “bát quốc liên minh” trên lãnh thổ của mình.

Đúng 120 năm sau tại Alaska, những đại diện Trung Quốc gồm Ủy viên Quốc vụ Viện Dương Khiết Trì cùng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đối đáp không e ngại với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan.

Trong lịch sử ngoại giao Mỹ - Trung, chưa khi nào Bắc Kinh tự tin đến như vậy. Cuộc gặp dự kiến giành 2 phút mở đầu cho mỗi bên. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ nói tới 10 phút về Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan; lập tức ông Dương Khiêt Trì đáp trả tới 20 phút.

Người Trung Quốc không chấp nhận bang giao với Mỹ ở thế “cửa dưới” và họ yêu cầu được đối xử như một cường quốc thực sự. Cuối cùng, đôi bên ra về mà không nhượng bộ nhau bất cứ chi tiết kỹ thuật nào. Đây được xem là khoảnh khắc đánh dấu sự trỗi dậy sau 120 năm “dấu mình chờ thời”.

>> "Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine

Cuộc khẩu chiến vô tiền khoáng hậu này lại diễn ra đúng dịp kỷ niệm tròn 1 thế kỷ ra đời Đảng cộng sản Trung Quốc (1921 - 2021). Truyền thông nhà nước Trung Quốc coi đây như là “vĩ thanh” với thế giới, để chứng minh rằng: họ có quyền và lực để duy trì và phát triển các giá trị riêng biệt.

Khổ luyện để thành tài

Hai thập niên đầu của thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến 2 lần Trung Quốc hé lộ tham vọng phá vỡ trật tự thế giới. Lần thứ nhất diễn ra sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các ngân hàng Trung Quốc tung hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ cho vay, tái thiết tận trung tâm tài chính, kinh tế của phương Tây.

Lần thứ hai từ năm 2017, thời điểm ông Tập Cận Bình triệu tập cuộc họp ở Bắc Kinh gồm đại diện 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, chính thức công bố dự án cơ sở hạ tầng liên lục địa “Một vành đai, Một con đường” với khoản giải ngân ban đầu 124 tỷ USD.

Trung Quốc

Trung Quốc "trỗi dậy" đang đặt ra nhiều thách thức đối với Tổng thống Mỹ Biden.

Hai bước tiến này khiến phương Tây choáng ngợp. Khi cơ chế phản ứng của Mỹ và Châu Âu gióng hồi chuông cảnh báo thì chân rết Trung Quốc đã cắm chặt ở Trung Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Nam Âu, Nam Thái Bình Dương. Điều đáng nói là không một ai biết chính xác hiện nay Trung Quốc có bao nhiêu đồng minh, đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện. Bởi vì, Trung Quốc thường nhắm đến các nước nghèo, kém phát triển với đa phần thỏa thuận bí mật, cùng một công thức “cho vay - bao thầu - đổi tài nguyên”. Dòng tiền của Trung Quốc chuyên chở cả nhân lực, thiết bị, công nghệ, văn hóa, tín ngưỡng…

Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục thử thách chính mình bằng chính sách “zero COVID”, họ tỏ ra thân thiết với WHO và trúng thầu hàng loạt hợp đồng cung ứng vaccine, thiết bị y tế. “Cánh tay” vững chãi của Trung Quốc đã vươn ra từ châu Á, góp phần giải cứu thế giới, xử lý vấn đề toàn cầu mà trước đây người Mỹ vô đối.

Trung Quốc tận dụng rất tốt khủng hoảng địa chính trị Đông Âu để xen vào giữa quan hệ Mỹ - OPEC; Mỹ- Nga. Bắc Kinh lúc này đang chủ trì “bàn dài” giúp Nga - Iran - Trung Đông - Trung Á liên kết thành một khối. Nếu Mỹ không tìm cách đối trọng, vị thế của nước này sẽ có nguy cơ suy giảm trên “bàn cờ” thế giới.

Có thể bạn quan tâm

  • "Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine

    05:10, 19/07/2022

  • Cách Mỹ lập lại trật tự thế giới mới

    Cách Mỹ lập lại trật tự thế giới mới

    04:30, 27/05/2022

  • THẾ GIỚI HẬU COVID-19: Một trật tự thế giới 'khó mà như xưa' (Phần 8)

    THẾ GIỚI HẬU COVID-19: Một trật tự thế giới 'khó mà như xưa' (Phần 8)

    11:00, 22/05/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ