"Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/07/2022 05:10

Bất luận thế nào các bên tham chiến đều bị bào mòn sức lực, một số quốc gia "bên ngoài" sẽ tranh thủ cơ hội gia tăng tầm ảnh hưởng của mình.

Chiến tranh chính là cách thức giải quyết mâu thuẫn

Chiến tranh chính là cách thức giải quyết mâu thuẫn (Ảnh: AP)

>>Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu

Cuộc chiến tranh mà chúng ta đang chứng kiến, cùng với những xung đột đứt gãy hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội; dưới sự tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19 sẽ khiến trật tự thế giới hiện nay thay đổi. Mức độ thay đổi ra sao tùy thuộc phần nhiều vào kết quả ở Đông Âu!

Nhận thức rõ nguyên nhân gây ra chiến tranh, khủng hoảng kinh tế có ý nghĩa quan trọng để nhận định cục diện hậu khủng hoảng. Nga muốn gì? Động lực nào giúp châu Âu và Mỹ nhất mực ủng hộ Ukraine? Các quốc gia “ngư ông đắc lợi” là thế lực có thể chớp cơ hội một bước lên mây.

Nước Nga 20 năm dưới triều đại Putin đang cảm thấy bức bối dưới dự kìm kẹp của phương Tây. Về cơ bản, Mỹ và châu Âu không thay đổi quan điểm với Kremlin kể cả khi Liên Xô không còn.

Tham vọng của ông Putin là khôi phục đế chế Nga hùng cường, từ lâu Moscow thi triển chính sách bất tuân phục phương Tây; họ không chấp nhận chơi theo luật do Washington đặt ra kể từ sau thế chiến II.

Người Nga có nhiều lý do để hành động như thế, trong đó họ sở hữu nguồn dầu mỏ khổng lồ nhưng buộc phải giao dịch bằng USD, thông qua SWIFT. Thực tế nghiệt ngã này biến Nga thành nền kinh tế đơn thuần hút dầu thô và khí đốt để bán; đồng Rúp không thể nương theo dòng dầu trở thành đồng tiền mạnh - hỗ trợ bảo vệ nền kinh tế.

Cái Nga muốn là cái Mỹ đang có trong tay - quyền thiết lập trật tự kinh tế, thương mại toàn cầu. Xét dưới phương diện này, các cường quốc đang chơi ván cờ quyết định, bên nào thắng sẽ có quyền định đoạt cục diện.

Cục diện này, tất nhiên được vận động bằng cơ chế đa phương, bởi không một cường quốc nào có thể lãnh đạo thế giới mà không cần hệ thống đồng minh thân cận và phần còn lại biết cách tuân thủ trật tự. Có điều, vẫn không thể xóa bỏ cơ chế “nước lớn”, “nước bé”.

Thế giới tiếp tục con đường đa cực ở trình độ cao hơn

Thế giới tiếp tục con đường đa cực ở trình độ cao hơn

Phương Tây không muốn Nga và Trung Quốc mạnh lên, vì lý do đơn giản - họ không muốn bị phế truất khỏi ngai vàng đã tốn kém vô cùng để xây dựng và củng cố. Nó là công cụ đang nhằm vào Nga.

Trước năm 1945, Đức quốc xã rất mạnh, thời điểm họ chiếm gần hết châu Âu, huy động 2 triệu quân thọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô không ai nghĩ Hitler mau chóng lâm vào kết cục bi đát như vậy.

Chiến thắng của Hồng quân nói riêng và phe đồng minh nói chung là chiến thắng của chính nghĩa, thắng lợi của nhân loại yêu hòa bình - điều đó dường như là quy luật muôn đời.

Ứng vào cục diện hiện nay, bên chiến thắng cuối cùng không phải là bên sở hữu lực lượng quân sự hùng mạnh hơn. Bên nào tập hợp và đại diện xứng đáng cho xu hướng chính nghĩa, vì hòa bình mới là bên có sức mạnh bền vững để đi đến tận cùng vấn đề. Nga, Trung Quốc hay châu Âu và Mỹ? Thời gian sẽ trả lời.

Trung Quốc, Ấn Độ hiện nay giữ quan điểm khá giống Mỹ trước khi thế chiến thứ II bước vào hồi kết. Ở bên kia Thái Bình Dương, Mỹ tránh được cuộc chiến khốc liệt, thúc đẩy buôn bán vũ khí cho cả hai phe - không tỏ rõ ủng hộ bên nào.

Khi quân Đức bắt đầu bị đẩy lùi trên đất Nga, Washington mới bày tỏ thái độ ủng hộ phe đồng minh cùng Anh và Pháp. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, hai quả bom nguyên tử dội xuống Nhật - vừa có công đánh đòn quyết định tiêu diệt phát xít, vừa thị uy sức mạnh để chủ trì các hội nghị phân định cục diện sau đó.

Bất kể chiến sự Nga - Ukraine kết thúc ra sao, các bên tham chiến trực tiếp đã nhận lại hậu quả nặng nề dẫn đến suy yếu. Trong khi đó, sức mạnh Trung Quốc đang gia tăng. Nước này sẽ trở thành “ngân hàng tái thiết toàn cầu”. Bắc Kinh là một cực quan trọng hơn so với trước năm 2022.

Trung Quốc là một phần rất quan trọng trong trật tự mới

Trung Quốc là một phần rất quan trọng trong trật tự mới

Putin càng đẩy nước nga Nga vào cuộc chiến kéo dài, càng ban cho Trung Quốc cơ hội tích lũy dầu mỏ, vàng, khoáng sản chiến lược,… Do đó, tương lai của Moscow gắn liền với cường quốc châu Á!

Sau cùng, cứ mỗi cuộc chiến tranh, xung đột toàn diện qua đi thế giới lại bước lên nấc thang phát triển mới, theo quy luật phủ định biện chứng. Thương mại toàn cầu cần có tổ chức và luật pháp hoàn thiện hơn điều chỉnh; vấn đề chính sách an ninh quốc gia, an ninh khối và an ninh toàn cầu đòi hỏi thiết kế lại.

Thế giới đơn cực chỉ xuất hiện và tồn tại trong từng thời điểm cụ thể, rất ngắn. Còn lại, cấu trúc tối ưu là “đa phương lãnh đạo bởi đơn phương”. Bản sắc văn hóa đa dạng, chính trị không đồng nhất, kinh tế không đồng đều đòi hỏi thế giới đa cực để tránh chiến tranh hủy diệt.

Có thể bạn quan tâm

  • Trump, Biden và sự lựa chọn nào cho cục diện toàn cầu?

    Trump, Biden và sự lựa chọn nào cho cục diện toàn cầu?

    07:00, 10/08/2020

  • Cách Mỹ lập lại trật tự thế giới mới

    Cách Mỹ lập lại trật tự thế giới mới

    04:30, 27/05/2022

  • THẾ GIỚI HẬU COVID-19: Một trật tự thế giới 'khó mà như xưa' (Phần 8)

    THẾ GIỚI HẬU COVID-19: Một trật tự thế giới 'khó mà như xưa' (Phần 8)

    11:00, 22/05/2020

  • Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức

    Chiến sự Nga- Ukraine đánh thức "gã khổng lồ" châu Âu

    12:10, 16/07/2022

  • Sẽ có một cuộc “ tẩy rửa” Châu Âu?

    Sẽ có một cuộc “ tẩy rửa” Châu Âu?

    11:28, 06/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Vén màn" trật tự thế giới mới hậu chiến sự Nga - Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO