Trung Quốc tái định hình kinh tế

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 22/03/2023 12:00

Sau thời kỳ cải cách của ông Đặng Tiểu Bình, kinh tế tư nhân tại Trung Quốc phát triển ngoạn mục, rồi hiện nay đang bị hãm lại.

Trung Quốc không tuyệt đường sống của kinh tế tư nhân, mà bắt đầu áp dụng cách thức quản lý khác nhằm ổn định nền kinh tế.

p/Trung Quốc tăng cường chống độc quyền đối với các công ty internet, như Alibaba, Tencent…

Trung Quốc tăng cường chống độc quyền đối với các công ty internet, như Alibaba, Tencent…

>> Kinh tế Trung Quốc: "Lung lay" trụ cột tiêu dùng

Vì đâu nên nỗi?

Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế tư nhân, người ta cũng chứng kiến sự thoái lui đáng ngại của khu vực kinh tế nhà nước. Làn sóng vỡ nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp Nhà nước chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc, từ các “ông lớn” trong lĩnh vực khai khoáng, năng lượng, đến tài chính, may mặc, bảo hiểm, bất động sản.

Đây là hiện tượng “bất thường” trong một nền kinh tế được định hướng theo chủ nghĩa xã hội “đặc sắc Trung Quốc”. Vì đó là con đường dẫn đến “tư nhân hóa nền kinh tế”, có nguy cơ làm suy yếu quyền lực chính trị.

Còn nhớ tại cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào diễn ra hồi giữa tháng 11/2020, ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo: “tăng cường nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn mở rộng ảnh hưởng một cách mất trật tự”. Mấy khía cạnh mà ông Tập nhấn mạnh là “an ninh quốc gia”, “an ninh chính trị” và “an ninh của quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị”.

Ngay lập tức, một số đại tập đoàn kinh tế tư nhân bị “sờ gáy”, Alibaba, Tencent, Ant, Pinduoduo, Tomorrow Group, Anbang Insurance Group, ChinaEquity Group,… với những nhân vật đình đám, như Jack Ma, Colin Zheng Huang, Xu Jiayin, Xiao Jianhua, Xiaohui Wu, Wang Chaoyong,… lọt vào tầm ngắm của cơ quan điều tra.

Riêng những công ty Internet như Alibaba, Tencent gợi lên cho chính quyền Trung Quốc nỗi sợ khác. Đó là vấn đề dữ liệu thu thập từ thông tin người dùng - một loại tài nguyên số mà chính phủ Trung Quốc tìm mọi cách sở hữu để ngăn chặn sự bành trướng của tư bản dữ liệu.

p/Những doanh nghiệp bị giảm vốn hóa mạnh nhất thế giới trong một năm qua theo thống kê của Bloomberg.

Những doanh nghiệp bị giảm vốn hóa mạnh nhất thế giới trong một năm qua theo thống kê của Bloomberg.

Ở khía cạnh định hình lại động lực tăng trưởng vĩ mô, giới hoạch định chính sách tại Trung Quốc cho rằng, những công ty Internet, bất động sản, bảo hiểm không tạo ra giá trị mới, không đáp ứng tham vọng “Made in China” của ĐCSTQ.

Bắc Kinh tìm cách nuôi dưỡng hệ thống doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu, chế tạo, sản sinh công nghệ nguồn, đón đầu xu hướng mới, như chip, công nghiệp ô tô điện, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT). Đây mới là những lĩnh vực giúp Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ.

>> "Ẩn số" đằng sau mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn của Trung Quốc

“Bàn tay hữu hình” sống lại

Trung Quốc bắt đầu áp dụng cách thức quản lý khác đối với kinh tế tư nhân. Chính quyền trung ương tăng cường nắm giữ cổ phần tại các công ty tư nhân. Cổ phần này thường mang lại cho các cơ quan Chính phủ vị trí trong hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết và tác động tới các quyết định kinh doanh.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, “cổ phiếu vàng” cũng có thể là một phương thức để Bắc Kinh bảo vệ các doanh nghiệp tránh bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Nói cách khác, Trung Quốc quay lại sử dụng tối đa quyền lực nhà nước trong quản lý kinh tế thị trường.

Có thể nói, khi các nền kinh tế tư bản phương Tây cổ súy cho học thuyết kinh tế “tân tự do” thì cũng chính họ tạo ra những “đế chế” kinh tế có khả năng uy hiếp quyền lực Nhà nước. Trong đó, Facebook, Tiktok, Google hay Alibaba, Tencent… là những minh chứng.

Không chỉ tại Trung Quốc mà ở Mỹ, châu Âu, những thiết chế kinh tế thị trường điển hình cũng loay hoay tìm cách kiểm soát tập đoàn kinh tế tư nhân. Hiện tượng lạm phát, suy thoái, lỗi cấu trúc hệ thống, đặt ra vấn đề: Phải chăng, đây là thời kỳ nhà nước phải tăng cường quyền lực để định hình lại thị trường đang bị bóp méo?

Phương Tây sử dụng tính ưu việt của kinh tế thị trường để áp đặt phần còn lại, yếu tố Nhà nước trong doanh nghiệp bị quy vào “trợ cấp công nghiệp”, “thao túng thị trường”. Nhưng rõ ràng, các cuộc khủng hoảng hiện nay yêu cầu Nhà nước can thiệp mạnh mẽ hơn.

Theo nhà kinh tế J.M.Keynes, để cân bằng kinh tế, không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà phải có sự can thiệp của Nhà nước, hoán dụ bằng hình ảnh “bàn tay hữu hình”.

“Nhà nước phải đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thị trường, chịu trách nhiệm chính trong việc ổn định các hoạt động kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những chính sách và biện pháp tài chính - tiền tệ để chống lại những cuộc suy thoái có tính chu kỳ, bảo đảm đủ việc làm và ổn định kinh tế”, ông J.M.Keynes nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • "Cơn gió ngược" với kinh tế Trung Quốc

    03:00, 08/03/2023

  • Kinh tế Trung Quốc hướng nội, Việt Nam ứng phó ra sao?

    Kinh tế Trung Quốc hướng nội, Việt Nam ứng phó ra sao?

    12:00, 27/02/2023

  • Kỳ vọng sự phục hồi kinh tế Trung Quốc

    Kỳ vọng sự phục hồi kinh tế Trung Quốc

    03:38, 03/02/2023

  • Chờ đợi biến số kinh tế Trung Quốc năm 2023

    Chờ đợi biến số kinh tế Trung Quốc năm 2023

    05:30, 24/01/2023

  • Thách thức tái mở cửa nền kinh tế Trung Quốc

    Thách thức tái mở cửa nền kinh tế Trung Quốc

    04:00, 03/01/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ