"Cơn gió ngược" với kinh tế Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức do trật tự toàn cầu “bị rạn nứt” và các động lực tăng trưởng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

>> Trung Quốc khó đạt được mục tiêu áp dụng rộng rãi e-CNY

Trung Quốc đưa ra mục tiêu tăng trưởng

Trung Quốc đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% trong năm 2023

Trong báo cáo công tác chính phủ đọc tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Bắc Kinh vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% trong năm 2023, mức thấp nhất của quóc gia này trong hơn ba thập kỷ và dưới mức 5,5% mà các nhà kinh tế dự kiến.

Chính quyền cũng đề xuất tăng nhẹ hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế, mở rộng mục tiêu thâm hụt ngân sách từ 2,8% năm 2022 lên 3% cho năm nay. Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác đã lên tiếng chỉ trích phương Tây vì đã hạn chế triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, khi quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục xấu đi. 

Ông David Roche, Chủ tịch của Independent Strategy nói trong chương trình “Squawk Box Europe” của CNBC rằng mọi thứ liên quan đến vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã thay đổi, vì Bắc Kinh sẽ buộc phải hướng nội để đạt được tham vọng tăng trưởng của mình.

Chuyên gia này cũng cho biết Bắc Kinh nhận thức rõ rằng Mỹ sẽ tìm cách giảm bớt ảnh hưởng toàn cầu của mình bằng cách gia tăng khoảng cách công nghệ, dự kiến sẽ mở rộng từ 5-10 năm vào khoảng thời gian hiện tại lên khoảng 20 năm.

"Để thực hiện điều này, Washington có thể sử dụng sức mạnh của mình để thực hiện độc quyền thương mại với các quốc gia đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ có khả năng phục vụ trên nhiều khía cạnh như tên lửa và điện thoại di động - chẳng hạn như ngành công nghiệp bán dẫn ở Hà Lan", ông Roche đánh giá.

Trong một lưu ý nghiên cứu vào tuần trước, Moody’s cho biết môi trường bên ngoài sẽ vẫn là thách thức đối với tăng trưởng của Trung Quốc, khi Mỹ và các quốc gia có phát triển khác định vị lại các chính sách thương mại và đầu tư công nghệ của họ trước những cân nhắc về an ninh và địa chính trị ngày càng tăng.

Báo cáo của Moody's cũng nói thêm, các biện pháp bổ sung của các nước phương Tây nhằm hạn chế dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc, chặn tiếp cận công nghệ, hạn chế tiếp cận thị trường đối với các công ty Trung Quốc và thúc đẩy các chính sách đa dạng hóa, có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro của các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh tại Trung Quốc. “Những biện pháp này cũng có khả năng làm suy yếu triển vọng kinh tế của Trung Quốc", báo cáo này nói thêm.

>>Hé lộ lý do "núi nợ" ở Trung Quốc phình to

Việc đối mặt với nhiều cơn gió ngược sẽ khiến tăng trưởng của Trung Quốc duy trì ở mức thấp

Việc đối mặt với nhiều cơn gió ngược sẽ khiến tăng trưởng của Trung Quốc duy trì ở mức thấp

Đồng quan điểm, Chủ tịch Rockefeller International Ruchir Sharma đánh giá, việc phải đối mặt với những cơn gió ngược sẽ khiến tăng trưởng của Trung Quốc duy trì ở mức thấp. "Trung Quốc đang thu hẹp dân số, có năng suất thấp và đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn nhiều trên mặt trận xuất khẩu khi Mỹ đang nỗ lực tăng cường các biện pháp hạn chế và các lệnh trừng phạt khác trong lĩnh vực công nghệ", ông Sharma nhấn mạnh.

"Khi đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm, chính phủ Trung Quốc thường phải tìm cách cân bằng giữa lan tỏa sự tự tin về nền kinh tế với duy trì lòng tin của xã hội. Thiết lập mục tiêu tăng trưởng cao có thể khích lệ các doanh nghiệp, song những chỉ số quá tham vọng cũng có nguy cơ không thể đạt được, làm suy giảm mức độ tín nhiệm trong dư luận", ông Sharma nói.

Mặt khác, giới quan sát nhận định, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tập trung nhiều vào an ninh quốc gia và tập trung quyền lực chính trị trong nước. Các mục tiêu tăng trưởng không quá tham vọng mà Trung Quốc đề ra năm nay phù hợp với dự đoán Bắc Kinh sẽ tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với bộ máy nhà nước.

Nhưng các chiến lược gia tại BCA Research lưu ý, điều này báo hiệu với thế giới bên ngoài rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi tập trung hóa và an ninh quốc gia thay vì phi tập trung hóa và hội nhập kinh tế toàn cầu. Điều này có thể kích thích các phản ứng tiêu cực và hạn chế đầu tư hơn nữa, ít nhất là từ phía Mỹ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cơn gió ngược" với kinh tế Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714023404 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714023404 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10