Làn sóng đưa các công việc sản xuất từ Trung Quốc trở lại Mỹ phần lớn đang cho thấy sự không hiệu quả.
>>Trung Quốc đã làm gì để giúp đỡ Nga?
Theo các chuyên gia và một báo cáo về chuỗi cung ứng châu Á do Viện Brookings, một tổ chức tư vấn của Washington, bất chấp việc Mỹ áp mức thuế cao 25% đối với các sản phẩm của Trung Quốc cách đây 4 năm, khối lượng và giá trị thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc chỉ thay đổi một chút.
Trong khi nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc đã giảm nhẹ ở một số lĩnh vực, đặc biệt là thiết bị viễn thông và chất bán dẫn, một phần do “cuộc chiến công nghệ” giữa hai nước, nhập khẩu trong các lĩnh vực khác như máy tính và thiết bị nông nghiệp đã tăng đáng kể.
Chuyên gia David Dollar của Viện Brookings nhận định “Xung đột kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc giống một cuộc chiến công nghệ hơn là một cuộc chiến thương mại. Một vài danh mục trong lĩnh vực công nghệ cao đã bị ảnh hưởng rất nhiều, trong khi thương mại tổng thể vẫn tiếp tục ở mức cao.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và các nền kinh tế phương Tây khác ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc của họ vào các nguồn cung tại Trung Quốc. Trên thực tế, chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng nặng nề do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được cựu Tổng thống Donald Trump phát động cách đây 5 năm và sự gián đoạn do dịch COVID-19. Chính vì vậy, điều này đã thúc đẩy lời kêu gọi đẩy nhanh sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên thuộc Hiệp định USMCA gồm Mỹ - Canada - Mexico.
Ông Simon Kennedy, Thứ trưởng bộ đổi mới, khoa học và phát triển kinh tế của Canada, cho biết, “Các nhà hoạch định chính sách nước này đang lo lắng về khả năng phục hồi và an ninh của chuỗi cung ứng. Đại dịch thực sự đã khiến vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn.”
>>Trung Quốc vượt Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ
Đồng quan điểm, ông Peter Bogh Hansen, Giám đốc chính trị tại Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch, nói rằng đại dịch và chiến tranh tại Ukraine đã bộc lộ những lỗ hổng của chuỗi cung ứng do quá phụ thuộc vào một địa điểm.
“Trung Quốc đã trở thành trung tâm gia công cho các nhà sản xuất châu Âu trong nhiều thập kỷ và cả hai bên đều được hưởng lợi đáng kể từ mối quan hệ này. Nhưng trước những căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng liên quan đến Trung Quốc, các nhà sản xuất đang trở nên lo ngại hơn về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc”, ông Hansen cho biết.
Những lo ngại về chuỗi cung ứng cũng đã làm gia tăng sự cạnh tranh kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh, làm tăng thêm nhiều lo ngại khác khi mối quan hệ trở nên xấu đi. Trong số ít các lĩnh vực đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể từ Trung Quốc trong những năm gần đây, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn đã chuyển đến Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, rất khó để dịch chuyển chuỗi cung ứng hoàn toàn ra khỏi Trung Quốc. Quốc gia này vẫn giữ được các thế mạnh và lợi thế kinh tế đã phát triển trong nhiều thập kỷ. Đồng thời, Bắc Kinh cũng sở hữu dịch vụ hậu cần, nguồn nhân lực, chuyên môn hóa và bảo vệ tài sản trí tuệ tốt hơn nhiều đối thủ – bao gồm các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Mexico.
Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết có thể sẽ rất khó khăn đối với một số ngành công nghiệp - chẳng hạn như hóa chất, ô tô và máy móc dịch chuyển hoàn toàn khỏi Trung Quốc.
Về hóa chất, một nửa thị trường toàn cầu là ở Trung Quốc. Với ngành công nghiệp xe hơi, đó là một phần ba. Ông Wuttke nói: “Nếu bạn đang phát triển pin xe điện, bạn phải ở Trung Quốc. Thị trường máy móc ở Trung Quốc lớn bằng thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.”
"Đa dạng hóa chuỗi cung ứng chủ yếu đòi hỏi phải xây dựng các cấu trúc chuỗi cung ứng song song trên toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là một quá trình không dễ dàng và không thể xảy ra nhanh chóng", ông Wuttke nhận định.
Có thể bạn quan tâm