"Bước đi" mới của Trung Quốc trong chính sách ngoại giao

CẨM ANH 06/03/2023 04:00

Trước thềm kỳ họp lưỡng hội, hai nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đã hé mở những thông điệp ngoại giao của nước này trong nhiệm kỳ mới.

>>Trung Quốc đã làm gì để giúp đỡ Nga?

Ông Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua

Ông Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua

Ngay sau khi ông Vương Nghị được bổ nhiệm vào vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trung ương và ông Tần Cương được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hai nhà ngoại giao hàng đầu đã bắt đầu thực hiện những công việc đầu tiên nhằm tạo nền móng cho chương trình nghị sự đối ngoại của Trung Quốc trong nhiệm kỳ mới; đồng thời giúp thế giới có cái nhìn về các ưu tiên của Bắc Kinh, không chỉ trong quan hệ với Mỹ mà còn trong quan hệ với châu Âu.

Theo SCMP, những nỗ lực của họ cũng góp phần tạo tiền đề cho nhiệm kỳ thứ ba mang tính đột phá của Chủ tịch Tập Cận Bình tại các cuộc họp lưỡng hội, bao gồm Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), hay còn gọi là Chính hiệp, khai mạc ngày 4/3 vừa qua; Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC), còn gọi là Nhân đại, diễn ra một ngày sau đó. Đây được coi là hai sự kiện chính trị trọng đại của Trung Quốc trong năm 2023.

Mặc dù vậy, những nỗ lực ban đầu của Trung Quốc đã không diễn ra thuận lợi như mong đợi khi câu chuyện khinh khí cầu nổ ra đúng lúc quan hệ Mỹ - Trung dường như đang được cải thiện. Chuyến thăm dự kiến của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc vào đầu tháng 2 vừa qua đã bị hủy bỏ do các cáo buộc gián điệp chống lại Bắc Kinh, kéo theo sau đó là hai cường quốc gia tăng căng thẳng khi đưa ra những lời lẽ gay gắt xung quanh sự kiện khinh khí cầu và cuộc chiến tại Ukraine.

Trong một bài phát biểu vào tháng trước tại Hội nghị An ninh Munich, ông Vương Nghị đã phản ánh về môi trường địa chính trị mà ông Tập phải đối mặt trong nhiệm kỳ thứ ba. "Ba năm trôi qua, mặc dù đại dịch đã được ngăn chặn, nhưng thế giới vẫn chưa an toàn hơn. Thiếu lòng tin giữa các nước lớn, rạn nứt địa chính trị ngày càng lớn, tâm lý chiến tranh lạnh quay trở lại và các loại mối đe dọa an ninh mới từ năng lượng, lương thực, khí hậu, an toàn sinh học và trí tuệ nhân tạo tiếp tục xuất hiện”, ông Vương cho biết.

Trong số 30 cuộc gặp gỡ và điện đàm của ông Vương kể từ khi đảm nhận cương vị mới, một nửa trong số đó là với các đối tác châu Âu và hầu hết được diễn ra trong chuyến thăm của ông tới Ý, Hungary, Đức và Bỉ vào tháng 2 vừa qua để bày tỏ quan điểm và kỳ vọng của Trung Quốc về việc thiết lập lại quan hệ với châu Âu, giải quyết xung đột ở Ukraine, vấn đề nhân quyền và các mối quan ngại về an ninh quốc gia.

>>Lý do Mỹ khó giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng của Trung Quốc

Ngoại trưởng Úc Penny Wong và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau tại Bắc Kinh ngày 21.12

Ngoại trưởng Úc Penny Wong và ông Vương Nghị gặp nhau tại Bắc Kinh ngày 21/12/2022

“Mối quan hệ Trung Quốc-EU không chỉ có vai trò quan trọng trong năm nay mà còn trong thập kỷ tới", ông Song Luzheng, một nhà nghiên cứu các vấn đề quốc tế tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc cho biết. Ông nói thêm chừng nào cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ còn diễn ra, châu Âu sẽ luôn là tâm điểm trong chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc.

“Trung Quốc vẫn có một vị trí nhất định vì châu Âu nhận thấy tầm quan trọng của quốc gia này, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Nếu Trung Quốc cải thiện quan hệ với châu Âu, họ sẽ có "lá bài" châu Âu để đối chọi với Mỹ. Điều này sẽ đặt Trung Quốc vào một vị thế tốt hơn nhiều so với thời điểm hiện tại", ông Luzheng cho biết thêm.

Điều này cũng cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá vỡ khối liên minh do Mỹ dựng lên để đối chọi với Bắc Kinh. Đây là lý do tại sao Trung Quốc đã nỗ lực cải thiện quan hệ với các đồng minh của Mỹ như Úc và tiếp cận với các nước khác bao gồm Pháp, Đức và Ý. Chuyến công du châu Âu của ông Vương là một phần trong chiến lược như vậy.

Trong khi đó, ông Tần Cương lại tập trung vào các nước đang phát triển và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và Singapore – cũng như Hàn Quốc và Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Nhận định về vấn đề này, ông Zhiqun Zhu, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell ở Mỹ, cho biết định hướng chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nhiệm kỳ mới cũng sẽ hướng tới mục tiêu củng cố quan hệ truyền thống với khu vực đang phát triển thông qua các hoạt động trao đổi cấp cao giữa Trung Quốc và Châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á, Trung Á và Châu Mỹ Latinh.

"Có rất nhiều điều đáng để mong chờ vào nhiệm kỳ mới, khi Trung Quốc đang nỗ lực giành lại tầm ảnh hưởng đã bị suy giảm sau ba năm gián đoạn vì đại dịch. Thế giới sẽ cần dõi theo Bắc Kinh trong tương lai", ông Zhu đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Lý do Mỹ khó giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng của Trung Quốc

    Lý do Mỹ khó giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng của Trung Quốc

    13:53, 03/03/2023

  • Trung Quốc vượt Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ

    Trung Quốc vượt Mỹ trong nhiều lĩnh vực công nghệ

    15:51, 02/03/2023

  • Trung Quốc đã làm gì để giúp đỡ Nga?

    Trung Quốc đã làm gì để giúp đỡ Nga?

    03:30, 02/03/2023

  • Làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc gia tăng vì căng thẳng Mỹ- Trung

    Làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc gia tăng vì căng thẳng Mỹ- Trung

    04:00, 28/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Bước đi" mới của Trung Quốc trong chính sách ngoại giao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO