Đối đầu Mỹ - Trung có cản trở toàn cầu hóa?

CẨM ANH 06/04/2023 03:30

Trong khi Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng tách rời nhau, thì xu hướng hình thành các liên kết mới vẫn tiếp tục diễn ra.

>>"Né" Trung Quốc, Mỹ tái thiết chuỗi cung ứng ra sao?

Sự tách rời giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc ngày càng xa lánh nhau trong nhiều lĩnh vực

Với việc Trung Quốc gần đây đã vượt Đức để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới, các nhà sản xuất ô tô như BYD và SAIC đang bắt đầu mua tàu vận chuyển riêng để đưa các phương tiện do họ sản xuất ra thế giới.

Thay vì phụ thuộc vào các công ty vận tải phương Tây, Trung Quốc đang phát triển chuỗi cung ứng ô tô của riêng mình, hướng tới việc "toàn cầu hóa theo chiều dọc". 

Các công ty xe hơi của Trung Quốc không phải là những đơn vị đầu tiên xây dựng năng lực vận chuyển của riêng họ. Nhiều năm trước, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã thực hiện bước nhảy vọt này.

Có thể thấy, Trung Quốc đang dần khép lại quá trình toàn cầu hóa. Theo chuyên gia Abishur Prakash, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Toronto nhận định, chính các quyết định của Trung Quốc đang thách thức các chuẩn mực toàn cầu.

Ông cho biết, trong nhiều thập kỷ, chiến lược của Trung Quốc là đưa hàng hóa của mình ra thế giới. Nhưng giờ đây, ngày càng có nhiều quốc gia đang cố gắng giảm bớt một số liên kết của họ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ví dụ, Liên minh châu Âu đang tìm cách loại bỏ dần việc sử dụng pin Trung Quốc vào năm 2027 và tìm cách khai thác các nguồn đất hiếm mới ở Thụy Điển thay vì dựa vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Ở cấp quốc gia, một số thành viên EU như Đức đang phát triển các chiến lược thương mại mới với Trung Quốc, trong đó các mối quan tâm như nhân quyền đóng vai trò trung tâm.

Đối với nhiều công ty đa quốc gia, chiến lược kinh doanh mới là "Trung Quốc cộng một", có nghĩa là có một cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và một cơ sở tại các nước châu Á khác. Điều này có thể chứng kiến sự mở rộng của chuỗi cung ứng không có Trung Quốc và sự trỗi dậy của một số nước như Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam...

>>Mỹ "hụt hơi" so với Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao

Các công ty đa quốc gia ngày một quan tâm đến

Các công ty đa quốc gia ngày một quan tâm đến chiến lược kinh doanh mới là "Trung Quốc cộng một"

Thậm chí, một số chuyên gia nhận định rằng, một số ngành sản xuất của Trung Quốc cũng đang vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia này. Khi Nga mang đến cho các doanh nghiệp Trung Quốc cơ hội lấp đầy khoảng trống mà các nước phương Tây để lại, Nga có thể trở thành một trung tâm sản xuất mới của Trung Quốc.

Trước khi đại dịch xảy ra, nhiều công ty đã chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc đa dạng hóa sản xuất. Một số không muốn trở nên quá phụ thuộc vào bất kỳ mắt xích cụ thể nào trong chuỗi cung ứng của họ. Một số lo ngại rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Những doanh nghiệp khác muốn tránh bị cuốn vào cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và nhiều người quyết định rằng chi phí lao động tăng cao ở Trung Quốc khiến các quốc gia khác trở nên hấp dẫn hơn.

Các nhà sản xuất giày dép, phụ kiện, đồ chơi và đồ nội thất đã bắt đầu rời khỏi Trung Quốc từ hơn một thập kỷ trước. Hơn 83% doanh nghiệp Bắc Mỹ và khoảng 90% doanh nghiệp châu Âu đã công bố kế hoạch di dời ít nhất một phần chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc

Những tín hiệu nói trên báo hiệu rằng một trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó chính trị và kinh tế kết hợp với nhau theo những cách không ngờ tới. Thế giới đang bước vào thời kỳ mà môi trường toàn cầu đang rạn nứt theo những đường đứt gãy mới và các nhóm liên minh mới đang hình thành, sẵn sàng cạnh tranh và xung đột để giành tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Khi Trung Quốc và Mỹ đang dần tách khỏi nhau, thì phần còn lại của thế giới càng bị buộc phải chọn bên hoặc tạo góc riêng cho họ. Điều này tác động không nhỏ tới tiến trình toàn cầu hoá.

Có thể bạn quan tâm

  • Báo động đỏ nguy cơ thoái trào toàn cầu hóa

    Báo động đỏ nguy cơ thoái trào toàn cầu hóa

    04:00, 27/03/2023

  • Toàn cầu hóa và hệ thống tiền tệ mới (kỳ 2): Sự lựa chọn cho Việt Nam

    Toàn cầu hóa và hệ thống tiền tệ mới (kỳ 2): Sự lựa chọn cho Việt Nam

    05:00, 28/06/2022

  • Toàn cầu hóa và hệ thống tiền tệ mới (kỳ 1): Sự xói mòn của đồng Đô la

    Toàn cầu hóa và hệ thống tiền tệ mới (kỳ 1): Sự xói mòn của đồng Đô la

    05:00, 27/06/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine và sự cáo chung của toàn cầu hóa

    Chiến sự Nga - Ukraine và sự cáo chung của toàn cầu hóa

    05:15, 29/03/2022

CẨM ANH