Chiến sự Nga - Ukraine và sự cáo chung của toàn cầu hóa

Diendandoanhnghiep.vn Hành động của các chính trị gia hàng đầu thế giới bị thôi thúc bởi quy luật vận động trong tiến trình đi lên không ngừng.

Chiến sự Nga - Ukraine chỉ là một hiện tượng của bản chất toàn cầu hóa thoái trào

Chiến sự Nga - Ukraine chỉ là một hiện tượng của bản chất toàn cầu hóa thoái trào

>> "Toàn cầu hóa lần 2" phải cần một điều kiện

Một “thế giới phẳng”, toàn cầu hóa mạnh mẽ bỗng chốc khựng lại khi cựu Tổng thống Mỹ, D. Trump giương cao ngọn cờ “chủ nghĩa dân tộc” - “nước Mỹ trên hết”. Cú “nhảy cóc” của vị tỷ phú bất động sản vào chính trường làm đảo lộn trật tự thế giới.

Có hai góc nhìn, một là quy hết tội cho Trump, gọi ông ta là “kẻ phá bĩnh”; hai là ngợi ca Trump - như một sứ giả có công lớn trong việc xóa bỏ trật tự cũ, thiết lập trật tự mới, “người truyền động” cho bánh xe lịch sử. Một cách biện chứng để thấy rằng, mỗi mình Trump không thể lay động quy luật lịch sử, nhưng nếu so sánh ông với người kế nhiệm Joe Biden, kết quả là Trump đã tạo ra thay đổi bước ngoặt.

Tại Nga, Tổng thống Putin đã lèo lái đất nước về khuôn khổ khép kín bằng “Chiến lược an ninh quốc gia 2021” nhấn mạnh 8 nhóm lợi ích quốc gia có xu hướng tách rời với phương Tây. Lần đầu tiên một quốc gia tư bản đưa các nội dung “đạo đức”, “chủ quyền văn hóa”, “tôn giáo”, “tư tưởng, lịch sử quốc gia”,… trở thành tài sản cần được bảo vệ, tránh sự xâm nhập truyền bá từ bên ngoài.

Trung Quốc thu mình lại kể từ sau chiến tranh thương mại với chính sách “tuần hoàn kép”, sử dụng nội lực là chính - một lần nữa xác định phương Tây là trở lực chính. Bắc Kinh và Moscow có xu hướng liên minh hóa thành một trục, sẵn sàng lên tiếng mạnh mẽ trong các cuộc “nói chuyện” với Mỹ!

Cũng trong khoảng thời gia này, vị trí, vai trò các nước nhỏ giảm sút đáng kể, trong môi trường quốc tế nhiều rủi ro và sự ngăn cách không gian do đại dịch COVID-19 làm giảm đáng kể các hoạt động ngoại giao, ngoại thương, giao lưu hợp tác. Các diễn đàn quốc tế bị lấn át bởi mâu thuẫn giữa các cường quốc.

Biểu hiện sâu sắc trong hoạt động kinh tế, các cường quốc tìm cách thu hẹp không gian địa lý chuỗi cung ứng, ưu tiên đầu tư vào đồng minh hơn là đối thủ; một số ngành công nghiệp chủ chốt như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo được đầu tư hàng nghìn tỷ USD dịch chuyển sản xuất, phân phối. Ý đồ chính trị trong đó là phế bỏ vai trò Trung Quốc.

Các thiết chế quốc tế cần được bổ sung và thay đổi

Các thiết chế quốc tế cần được bổ sung và thay đổi

Trong tiến trình này nổi lên là xung đột quân sự Nga và Ukraine, đó là “điểm nổ” đầu tiên trên con đường toàn cầu hóa đang đứt gãy. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến này, nhưng tựu trung lại là giải quyết mâu thuẫn kinh tế, chính trị mang tính hệ thống.

Điều kiện của “thế giới phẳng” là khi quyền, lợi ích phân phối hài hòa, trật tự toàn cầu ở đây được hiểu là tuân theo luật chơi của “anh cả”. Một khi “ai đó” đứng lên thách thức, nghĩa là thế giới không còn phẳng!.

Nước Nga ôm mối hận cường quốc rụt đầu hơn 3 thập kỷ, mặc dù Liên Xô không còn nhưng thế giới phương Tây không nhìn chính thể Putin bằng con mắt thân hữu và Putin cũng không hoàn toàn tin tưởng giá trị văn minh, dân chủ “kiểu Mỹ”.

Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn duy trì khi đối trọng Warsaw không còn, ngày càng lấn về phía Đông bao vây toàn bộ nước Nga; Kremlyn hiểu rằng để gia tăng tiềm lực quốc phòng, xứng danh cường quốc cần “sở hữu” Ukraine, khống chế toàn bộ Âu châu.

Vì sao Putin phải làm vậy? Bởi vì ông không có lựa chọn nào khác, nếu tiếp tục đóng vai “con Gấu ngủ đông” sớm muộn gì NATO cũng tiến tới Moscow. Mỹ cũng vậy thôi, để củng cố chắc chắn vị thế thống trị, Washington luôn tìm mọi cách kìm hãm đối trọng Liên Xô, Nga và hệ thống chính trị đối lập.

Một Trung Quốc mới nổi, giàu tham vọng, là quốc gia duy nhất hiện nay đủ khả năng thách thức quyền lực phương Tây. Bắc Kinh đã thay chân Mỹ ở nhiều nơi trên thế giới, với tiềm lực hiện có ông Tập không dễ dàng chấp nhận luật chơi do Mỹ và phương Tây đặt ra.

Các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Hệ giá trị, cấu trúc quyền lực phương Tây đã thay đổi và có dấu hiệu xuống dốc; trong khi đó Trung Quốc, Nga ngày càng trở nên mạnh mẽ - là nguyên nhân chính dẫn đến sự thoái trào của toàn cầu hóa khi hai cực này xung đột quyết liệt.

Đây là thời kỳ “điểm nút” để lổ hổng trong hệ thống quốc tế phơi bày, rất nhiều thứ lạc hậu lỗi thời cần được thay thế, bổ sung. Bên thắng cuộc sẽ có quyền soạn ra luật chơi mới, bên thua cuộc tạm thời chấp nhận và thế giới lại bình yên trong khoảng thời gian nhất định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến sự Nga - Ukraine và sự cáo chung của toàn cầu hóa tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711720401 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711720401 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10