"Hé lộ" nhân tố mới trong mối quan hệ Mỹ - Trung

CẨM ANH 11/04/2023 03:30

Việc Châu Âu không chọn tách rời Trung Quốc như Mỹ đang mang lại cơ hội cho Trung Quốc.

>>Châu Âu đang "xích lại" gần Trung Quốc?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng uống trà và trò chuyện tại Vườn Thông, gần núi Bạch Vân tại Quảng Châu, Trung Quốc ngày 7/4. Ảnh: Xinhua

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron uống trà tại Quảng Châu, Trung Quốc ngày 7/4. Ảnh: Xinhua

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một thông điệp quan trọng dành cho người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Bắc Kinh tuần này: Đừng để châu Âu bị cuốn vào "trò chơi" của Mỹ. Bắc Kinh mong muốn Brussels không rơi sâu hơn vào ảnh hưởng của Mỹ, đặc biệt là vào thời điểm Nhà Trắng đang theo đuổi một chính sách quyết đoán hơn để chống lại sức mạnh địa chính trị và quân sự của Trung Quốc.

Cuộc chiến kéo dài một năm của Nga chống lại Ukraine đã củng cố liên minh giữa châu Âu và Mỹ, làm rung chuyển thương mại toàn cầu, khôi phục lại NATO và buộc các chính phủ phải xem xét những gì có thể bất ngờ xảy ra trong các vấn đề toàn cầu. Điều đó không được hoan nghênh ở Bắc Kinh, vốn vẫn coi Washington là kẻ thù chiến lược của mình.

Tuy nhiên, trong tuần này, cuộc phản công của Trung Quốc đã tăng tốc. Ông Tập đã chào đón ông Macron trong không gian hoành tráng nhất tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Điều này hoàn toàn trái ngược với những nỗ lực hiện tại của Trung Quốc nhằm giữ khoảng cách với các quan chức cấp cao của Mỹ, đặc biệt là kể từ khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hủy bỏ chuyến đi tới Bắc Kinh do sự cố khinh khí cầu hồi đầu năm nay.

Giới quan sát nhận định, cả quan chức Mỹ và Trung Quốc đều biết chính sách của châu Âu đối với Bắc Kinh mất rất nhiều thời gian mới đạt được sự thống nhất. Đó là cơ hội và cũng là rủi ro cho cả hai bên. Trong những tháng gần đây, các quan chức Mỹ đã cảnh báo về việc Trung Quốc sẵn sàng gửi vũ khí đến Nga và nói về sự nguy hiểm của việc cho phép các công ty công nghệ Trung Quốc tiếp cận thị trường châu Âu một cách tự do.

Tuy nhiên, ngay cả với Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Von der Leyen, một cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức, người có quan điểm diều hâu về Trung Quốc cũng đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm tách rời châu Âu khỏi nền kinh tế Trung Quốc. Theo quan điểm của Bắc Kinh, đây là một sự khác biệt đáng kể so với quan điểm đối đầu của Hoa Kỳ.

>>Mỹ cần chuẩn bị "vũ khí" mới nào đấu với Trung Quốc?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: AFP

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Bắc Kinh ngày 6/4. Ảnh: AFP

Chỉ trong tuần này, 36 doanh nghiệp Trung Quốc và Pháp đã ký các thỏa thuận mới, điều mà truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết là một dấu hiệu cho thấy “niềm tin không suy giảm vào thị trường Trung Quốc của các doanh nghiệp châu Âu”.

Ông Thorsten Benner, Giám đốc Viện Chính sách Công Toàn cầu có trụ sở tại Berlin, nhận định, Bắc Kinh coi Pháp là đối tác sẽ giúp tránh quan hệ EU-Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là kể từ khi bà Angela Merkel, nhân vật nhận được nhiều thiện cảm tại Trung Quốc không còn là Thủ tướng Đức.

"Việc Tổng thống Macron sẵn sàng tương tác với bất kỳ ai, bao gồm cả những mối quan hệ của ông với Tổng thống Nga Putin trước cuộc chiến với Ukraine đã khiến ông trở nên đặc biệt hấp dẫn khi Bắc Kinh tìm cách chia rẽ các chiến lược của châu Âu và Mỹ đối với Trung Quốc", ông Benner nói thêm.

Điều này đã được thể hiện trong buổi tiệc trà với Tổng thống Macron, khi Chủ tịch Tâp Cận Bình nhấn mạnh “Tôi rất vui vì chúng ta chia sẻ nhiều quan điểm giống nhau hoặc tương tự về Trung-Pháp, Trung-EU cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực".

Đồng quan điểm, ông Holger Hestermeyer, Giáo sư luật EU tại King's College London, cho biết Bắc Kinh có khả năng sẽ tận dụng mối quan hệ với một số nước châu Âu để chia rẽ liên minh xuyên Đại Tây Dương. Chuyên gia này chỉ ra: “Nếu Trung Quốc muốn thành công trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới, việc tách EU khỏi Mỹ - dù chỉ một chút sẽ là một mục tiêu quý giá. Mặc dù vậy, cơ hội này vẫn rất khó nám bắt khi ngay bây giờ, EU đang tăng cường khả năng phòng thủ của mình, đặc biệt là vì Trung Quốc đã cố gắng chơi trò chia để trị với EU trong quá khứ.”

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc có sai lầm khi

    Trung Quốc có sai lầm khi "bên trọng, bên khinh" với EU?

    20:16, 10/04/2023

  • NCB đặt mục tiêu quy mô khách hàng đạt 1 triệu khách hàng năm 2023

    NCB đặt mục tiêu quy mô khách hàng đạt 1 triệu khách hàng năm 2023

    14:24, 10/04/2023

  • Châu Âu đang

    Châu Âu đang "xích lại" gần Trung Quốc?

    03:30, 09/04/2023

  • Mỹ cần chuẩn bị

    Mỹ cần chuẩn bị "vũ khí" mới nào đấu với Trung Quốc?

    04:00, 08/04/2023

  • "Nước cờ" mới của châu Âu trong chính sách với Trung Quốc

    15:52, 06/04/2023

CẨM ANH