"Nước cờ" mới của châu Âu trong chính sách với Trung Quốc

CẨM ANH 06/04/2023 15:52

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đến Bắc Kinh, sự đoàn kết của họ trong chính sách với Trung Quốc sẽ được thử thách.

>>Châu Âu tìm cách "thoát" Trung Quốc trong năng lượng mặt trời

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chào đón

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh: Reuters

Mối quan hệ xấu đi của Trung Quốc với Mỹ đã mang lại cho châu Âu nhiều đòn bẩy hơn. Trung Quốc rất muốn nối lại các cuộc thảo luận về Thỏa thuận đầu tư toàn diện giữa EU và Trung Quốc, một thỏa thuận đã được thống nhất về nguyên tắc vào tháng 12 năm 2020, nhưng vẫn chưa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn do những lo ngại ngày càng tăng ở Brussels về hành vi của Bắc Kinh.

Khi chiến sự Nga- Ukraine tiếp tục leo thang, Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt với khó khăn trong việc cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Bất chấp những căng thẳng và bất đồng giữa EU và Trung Quốc trong những năm gần đây, một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ cam kết duy trì đối thoại với Trung Quốc, bất kể quan hệ Mỹ-Trung có ra sao và bất chấp sự củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương để đối phó với cuộc tấn công Ukraine của Nga.

Bên cạnh đó, ông Macron cũng đã có mối quan hệ nồng ấm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những năm qua. Trong chuyến thăm cấp nhà nước gần đây nhất tới Bắc Kinh vào năm 2018, ông Macron đã tặng cho Chủ tịch Tập một chú ngựa 8 tuổi tên là Vesuvius, một trong những chiến binh được tuyển chọn hàng đầu từ đội kỵ binh của Tổng thống Pháp.

Trên thực tế, Pháp không ủng hộ việc thực hiện một cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc giống như Mỹ. Các nguồn tin của Điện Élysée cho biết: “Cần phải kết nối lại với Trung Quốc… để đưa ra một chân trời hợp tác mới và thoát khỏi giai đoạn biến động kéo dài ba năm do chính sách zero Covid ở Trung Quốc gây ra”.

Tổng thống Macron cũng có kế hoạch ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh doanh và văn hóa để đưa Pháp và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn. Bất chấp nhiều năm bị đình trệ, ông Macron vẫn quyết tâm vận động mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp Pháp.

Giới quan sát nhận định, kế hoạch của ông Macron đang mâu thuẫn với tầm nhìn về quan hệ EU-Trung Quốc mà bà von der Leyen đã trình bày trong bài phát biểu của bà vào tuần trước tại Brussels. Được biết, trong thời gian chuẩn bị cho chuyến thăm, Chủ tịch Leyen đã cho thấy rằng bà là một trong những nhà lãnh đạo châu Âu có những phát ngôn cứng rắn nhất về Trung Quốc.

Bài phát biểu của bà tại Brussels tuần trước được coi là một nỗ lực nhằm củng cố cách tiếp cận của EU cả về chính trị và kinh tế khi nhận được sự ủng hộ tại Brussels và được coi là một nỗ lực nhằm củng cố chiến lược xem Trung Quốc là đối tác cần thiết, đồng thời cũng là đối thủ cạnh tranh của EU.

>>Châu Âu xoay xở cân bằng quan hệ với Trung Quốc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước cộng đồng Pháp ở Bắc Kinh ngày 5-4 - Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước cộng đồng Pháp ở Bắc Kinh ngày 5/4 - Ảnh: AFP

Sau nhiều năm châu Âu phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bà von der Leyen muốn đảm bảo rằng lịch sử sẽ không lặp lại với Trung Quốc. Một số quan chức cấp cao tại EU cho biết, bài phát biểu của bà Leyen được coi như một nỗ lực để yêu cầu các quốc gia thành viên EU sẽ ủng hộ cách tiếp cận này với Trung Quốc.

Mặc dù vậy, ông Philippe le Corre, một thành viên cao cấp tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á cho biết, về chiến lược lâu dài hơn, các chuyến đi đến Trung Quốc của nhiều lãnh đạo cấp cao châu Âu cũng cho thấy một quan điểm chung, đó là muốn xây dựng một “con đường thứ 3”, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với Trung Quốc, chứ không đi theo hướng đối đầu toàn diện với Trung Quốc như Mỹ.

Về cơ bản, ông Feng Zhongping, một chuyên gia về các vấn đề châu Âu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc lập luận: “Không có xung đột địa chính trị cơ bản giữa Trung Quốc và châu Âu. Sự phát triển của Trung Quốc là một cơ hội hơn là một mối đe dọa đối với châu Âu. Sự khác biệt giữa hai bên có thể được giải quyết thông qua đối thoại”.

“Trung Quốc và châu Âu có quan điểm khác nhau về một số vấn đề. Nhưng những khác biệt này không nên và không thể ngăn cản hai bên liên lạc với nhau. Trung Quốc và EU sẽ nhấn mạnh lại sự đồng thuận này trong chuyến thăm lần này của hai nhà lãnh đạo châu Âu tới Bắc Kinh", chuyên gia này nói thêm.

Sau 4 năm củng cố, chính sách Trung Quốc của Châu Âu đang được khởi động lại. Vẫn còn quá sớm để khẳng định về kết quả của chuyến thăm này của ông Macron và bà Leyen tới Bắc Kinh. Nhưng có thể thấy rằng các động thái đang diễn ra phản ánh một sự dịch chuyển mới trong quan hệ EU-Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu xoay xở cân bằng quan hệ với Trung Quốc

    Châu Âu xoay xở cân bằng quan hệ với Trung Quốc

    03:30, 05/04/2023

  • Giáng đòn vào Micron, Trung Quốc

    Giáng đòn vào Micron, Trung Quốc "chơi lớn" với Mỹ

    04:00, 04/04/2023

  • Mỹ

    Mỹ "hụt hơi" so với Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao

    03:30, 04/04/2023

  • NATO

    NATO "xoay trục" đối đầu Trung Quốc ở châu Á- Thái Bình Dương?

    04:00, 03/04/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc

    Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc "đủ sức" thúc đẩy hòa đàm?

    03:30, 02/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Nước cờ" mới của châu Âu trong chính sách với Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO