Châu Âu xoay xở cân bằng quan hệ với Trung Quốc

CẨM ANH 05/04/2023 03:30

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi cùng đến Trung Quốc.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc "đủ sức" thúc đẩy hòa đàm?

Bà

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cùng tới Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen sẽ cùng Tổng thống Pháp Macron tới Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 4, nơi họ sẽ tìm cách đạt được sự cân bằng giữa các mục tiêu địa chính trị của EU và tham vọng kinh tế liên kết với Trung Quốc. Họ dự kiến sẽ kêu gọi Trung Quốc hối thúc Nga nỗ lực hướng tới lệnh ngừng bắn ở Ukraine và yêu cầu Moscow kiềm chế không leo thang vũ khí hạt nhân.

Mặc dù vậy, khả năng ông Macron tạo bước đột phá cho một giải pháp hòa bình ở Ukraine gần với mong muốn của phương Tây hơn là không cao. Theo ông Reid Standish, chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở Đông Âu và Trung Á nhận định, những nỗ lực của Tổng thống Macron sẽ được cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ, nhưng các quan chức EU nói rằng kỳ vọng về chuyến thăm vẫn còn thấp.

"Tổng thống Pháp có ít đòn bẩy trong các cuộc đàm phán và đã từng không thành công trong các nước cờ ngoại giao trước đó, bao gồm cả việc ngăn chặn Tổng thống Putin thực hiện cuộc chiến tại Ukraine hoặc trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran", chuyên gia này cho biết.

Trong khi đó, khó khăn của Brussels trong việc đạt được sự cân bằng quan hệ với Trung Quốc không phải là mới. Như một báo cáo gần đây của Viện Chính sách Xã hội Châu Á lưu ý, khối này vẫn bị kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hiện nay, mối quan hệ kinh tế giữa EU và Bắc Kinh đã bị ảnh hưởng vào năm 2021, khi Trung Quốc đưa một nhóm các nhà lập pháp, chuyên gia và nhà ngoại giao châu Âu vào danh sách đen nhằm đáp trả việc khối này áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Hậu quả từ vụ việc này đã dẫn đến việc hiệp định đầu tư EU-Trung Quốc bị đóng băng. Ngoài ra, quan hệ Nga- Trung ngày càng chặt chẽ trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraine cũng đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ nội bộ trong EU về cách định hình chính sách với Trung Quốc.

>>Mỹ "hụt hơi" so với Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, ngày 24/3/2019

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tháng 3/2019

Trên thực tế, EU sẽ tiếp tục theo đuổi việc hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề như biến đổi khí hậu và EU không thể xa lánh Bắc Kinh, một đối tác thương mại quan trọng và là nhân tố chính trong các vấn đề toàn cầu. Nhưng cũng có một sự thúc đẩy lớn hơn trong nội bộ EU để thể hiện lập trường mạnh mẽ cho các giá trị và lợi ích của mình như dân chủ, nhân quyền và pháp quyền.

Tuy nhiên, cách tiếp cận cứng rắn của EU có nguy cơ gây ra phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh, phá vỡ hành động cân bằng tế nhị của khối, bằng chứng là Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của bà Leyen trong bài phát biểu ngày 30 tháng 3 vừa qua tại Brussels khi bà kêu gọi đánh giá lại mối quan hệ của khối với Trung Quốc và cảnh báo rằng "chúng ta không thể nhắm mắt trước thực tế rằng Trung Quốc không chỉ là một đối tác kinh tế mà còn là một đối thủ có hệ thống".

Ông Sebastian Contin Trillo-Figueroa, một thành viên tại Viện Toàn cầu Châu Á tại Đại học Hồng Kông, cho biết bà von der Leyen sẽ sử dụng chuyến đi để đánh giá liệu việc Trung Quốc làm trung gian hòa giải trong các xung đột địa chính trị phức tạp, chẳng hạn như giữa Saudi Arabia và Iran, có trở thành giải pháp hiệu quả cho xung đột Nga-Ukraine hay không".

“Dường như đang có một sự thay đổi trong quan điểm về Trung Quốc ở châu Âu. Nếu cuộc gặp giữa hai bên có sự phát triển tốt, châu Âu có thể cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc trong thời gian tới", ông Figuera nói trên SCMP.

Có thể bạn quan tâm

  • Giáng đòn vào Micron, Trung Quốc

    Giáng đòn vào Micron, Trung Quốc "chơi lớn" với Mỹ

    04:00, 04/04/2023

  • Mỹ

    Mỹ "hụt hơi" so với Trung Quốc trên mặt trận ngoại giao

    03:30, 04/04/2023

  • NATO

    NATO "xoay trục" đối đầu Trung Quốc ở châu Á- Thái Bình Dương?

    04:00, 03/04/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc

    Chiến sự Nga- Ukraine: Trung Quốc "đủ sức" thúc đẩy hòa đàm?

    03:30, 02/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Châu Âu xoay xở cân bằng quan hệ với Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO