Tên lửa SpaceX hé lộ "chiến trường" khốc liệt mới giữa Mỹ và Trung Quốc

TRƯỜNG ĐẶNG 23/04/2023 04:00

Vụ thử nghiệm tên lửa đẩy tối tân nhất thế giới của tập đoàn SpaceX cho thấy cạnh tranh trên môi trường không gian đang ngày càng sôi động giữa hai cường quốc

Vụ phóng thử mới của SpaceX là một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ

Vụ phóng thử mới của SpaceX là một bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ

Ngày 20/4, Super Heavy - tên lửa đẩy thế hệ mới của hãng SpaceX – nổ tung trên bầu trời trong vụ thử nghiệm. Nhưng các nhà khoa học Mỹ đều vui mừng với kết quả thu được, coi đây là một bước tiến cho ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ. Ở bên kia Thái Bình Dương, Bắc Kinh cũng đang ấp ủ những kế hoạch của mình về vấn đề này.

Trung Quốc xây dựng bãi phóng tên lửa vũ trụ đầu tiên ở nước ngoài

Đầu năm 2023, một công ty Trung Quốc đã thảo luận kế hoạch xây dựng một cơ sở phóng tên lửa ở Djibouti – một quốc gia châu Phi nhỏ bé. Nếu hoàn thành, dự án của tập đoàn tư nhân Công nghệ Hàng không vũ trụ Hồng Kông sẽ là dự án không gian đầu tiên mà Bắc Kinh thực hiện ngoài biên giới Trung Quốc.

>>Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil có ý nghĩa gì với Mỹ?

Về mặt lý thuyết, Djibouti là nơi có vị trí thuận lợi cho các vụ phóng tên lửa. Nằm trên đường quỹ đạo, các vụ phóng ở đây có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng nhiên liệu so với các nơi vĩ độ cao hơn.

Thế nhưng theo các chuyên gia, bản chất là Bắc Kinh muốn né tránh phải tuân thủ các ràng buộc pháp lý mà nước này đã ký kết về lĩnh vực không gian, như Hiệp ước Ngoài Không gian (OST) năm 1967. Djibouti hiện không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào trong số này vì quốc gia này không phải là một bên ký kết OST.

Động thái mới nhất hé lộ một cuộc đua âm thầm nhưng ráo riết của hai cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới.

Cạnh tranh Mỹ - Trung đang trở nên

Cạnh tranh Mỹ - Trung đang trở nên "nóng bỏng" trên mọi phương diện

Cuộc chạy đua mới đang hồi gay cấn

Phải nói rằng, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng nể về lĩnh vực không gian trong những năm qua. Đó là việc hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, thu thập các mẫu vật trên mặt trăng, hạ cánh tàu vũ trụ trên sao Hỏa hay đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ của riêng mình.

Năm 2021, Trung Quốc đầu tư hơn 16 tỷ USD cho lĩnh vực không gian, tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc hoàn thành vào cuối năm 2022 đều do kỹ sư nước này xây dựng phát triển và vận hành.

Có sự khác nhau đáng kể về mục đích phóng tên lửa của 2 nước, đây cũng là một điều mà giới chức Mỹ cảm thấy lo ngại. Năm 2021, hai quốc gia thực hiện số vụ gần tương đương nhau, nhưng 84% các vụ phóng của Trung Quốc được thực hiện bởi chính phủ và quân đội với mục đích tình báo điện tử và chụp hình ảnh quang học. Trong khi 61% số vụ phóng ở Mỹ là phi quân sự, học thuật hoặc thương mại.

Tướng David D. Thompson, Phó giám đốc điều hành không gian của Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ, cảnh báo “Trung Quốc đang xây dựng, bảo vệ và cập nhật năng lực không gian với tốc độ gấp đôi Mỹ. Có nghĩa là sẽ rất sớm thôi, nếu chúng ta không bắt đầu tăng tốc phát triển và cung ứng, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ”.

Đồng minh là nhân tố cốt lõi

Dù vậy, mọi thứ vẫn đang đứng về phía Mỹ trong “chiến trường” mới về không gian.

Thứ nhất, nguồn lực của Washington vẫn vượt trội so với Bắc Kinh. Năm 2021, ngân sách về vũ trụ của Mỹ vào khoảng 59,8 tỷ USD, gần gấp 3 ngân sách của Trung Quốc. Mỹ hiện có khoảng 3.400 vệ tinh, vượt trội so với 541 của Trung Quốc.

Trạm vũ trụ Thiên Cung do Trung Quốc sản xuất là một bước tiến đột phá của nước này

Trạm vũ trụ Thiên Cung do Trung Quốc sản xuất là một bước tiến đột phá của nước này

Điều quan trọng, Mỹ có nhiều sân bay vũ trụ hơn, gồm 7 địa điểm trong và ngoài nước, và 13 dự án sân bay mới đang được phát triển. Trung Quốc, chỉ có 4 sân bay đang hoạt động, tất cả đều ở trong nước.

>>Mỹ - Trung "chạy đua" cạnh tranh năng lượng tại châu Phi

Thứ hai, hợp tác quốc tế nêu bật sự thắng thế của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, NASA đã phát triển hiệu quả các mối quan hệ đối tác quốc tế và thương mại trong mọi lĩnh vực, với khoảng 169 thỏa thuận chia sẻ dữ liệu không gian các quốc gia, tổ chức quốc tế hay viện nghiên cứu.

Trung Quốc cũng có các đồng minh giúp đỡ trong lĩnh vực không gian – đáng chú ý nhất là Nga và các thành viên của Tổ chức Hợp tác Không gian Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Iran, Pakistan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, mạng lưới của Trung Quốc ít hơn nhiều về số lượng cũng như chất lượng.

Đó là chưa kể đến môi trường công nghiệp vũ trụ thương mại của Mỹ đang bùng nổ, với hàng trăm công ty khởi nghiệp dẫn đầu bởi những cái tên đình đám như Blue Origin hay SpaceX, thu hút hàng tỷ USD đầu tư nghiên cứu. Trong khi đó, ngành công nghiệp vũ trụ tư nhân của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu so với Mỹ, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của chính quyền trung ương.

Cuộc chạy đua lên vũ trụ ngày nay không còn là việc ai đến mặt trăng trước, mà là tìm kiếm môi trường sinh tồn, khai thác tài nguyên ngoài trái đất và năng lực kiểm soát không gian. Cuộc chơi không chỉ có Mỹ và Trung Quốc, mà còn đang thu hút những quốc gia mới nổi khác, hứa hẹn sẽ còn tạo ra nhiều bất ngờ trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil có ý nghĩa gì với Mỹ?

    Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Brazil có ý nghĩa gì với Mỹ?

    04:00, 20/04/2023

  • Mỹ sẽ

    Mỹ sẽ "bắt tay" Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?

    03:00, 19/04/2023

  • Trung Quốc có sai lầm khi

    Trung Quốc có sai lầm khi "bên trọng, bên khinh" với EU?

    04:00, 11/04/2023

  • Châu Âu đang

    Châu Âu đang "xích lại" gần Trung Quốc?

    03:30, 09/04/2023

TRƯỜNG ĐẶNG