Mỹ sẽ "bắt tay" Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?

CẨM ANH 19/04/2023 03:00

Theo các chuyên gia quân sự đánh giá, Mỹ và phương Tây cần chuẩn bị một phương án khác để thúc đẩy hoà bình cho Ukraine.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ tung kế sách “mỡ nó rán nó” với Nga

Quân đội Ukraine

Quân đội Ukraine gần thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk ngày 7/4. Ảnh: Reuters

Tài liệu bị rò rỉ của Lầu Năm Góc cho thấy Ukraine sẽ mở cuộc phản công vào ngày 30/4 tới, khi các lữ đoàn được phương Tây huấn luyện sẵn sàng tham chiến.

Nhưng trên thực tế, lực lượng Ukraine với trang bị kém, đào tạo kém sẽ khó có thể đạt được những thắng lợi trước hệ thống phòng thủ của Nga như cuộc phản công vào mùa thu năm ngoái. Nhiều chuyên gia nhận định quyết tâm của Kiev về một chiến thắng cuối cùng có thể sẽ không thành hiện thực và Ukraine sẽ chịu thêm thiệt hại trong thời gian chờ đợi.

Điều Ukraine cần là hòa bình, chứ không phải một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài. Giới quan sát nhận định hầu hết các quan chức hàng đầu trong chính quyền Tổng thống Biden đều hiểu thực tế tàn khốc đang diễn ra tại Ukraine.

Như đánh giá, Mỹ không mong đợi Ukraine đạt được bước đột phá ngoạn mục hay quân đội Nga sụp đổ. Thay vào đó, họ đang hy vọng rằng các lực lượng vũ trang của Ukraine sẽ làm đủ tốt để thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin ngừng bắn và cuối cùng chấp nhận ngồi vào đàm phán một thỏa thuận hòa bình đầy đủ.

Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công của Ukraine diễn ra kém hiệu quả, Tổng thống Putin sẽ không vội vàng đàm phán. Mặc dù Nga cũng sẽ có lợi hơn nếu chiến tranh kết thúc, nhưng nhà lãnh đạo Nga khó có thể dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu chính của mình tại Ukraine.

Để thúc đẩy hòa bình tại Ukraine diễn ra nhanh chóng, đã có một số ý kiến cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng tầm ảnh hưởng và đòn bẩy của mình để khiến Nga đạt được thỏa thuận và chấm dứt giao tranh.

Cho đến nay, những hy vọng đó đã bị suy giảm, một phần vì Trung Quốc đã được hưởng lợi từ cuộc chiến như các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến Nga càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc, đồng thời ngăn cản Mỹ tập trung nhiều hơn vào châu Á.

Nhưng để chiến tranh kéo dài cũng gây ra nhiều vấn đề cho Bắc Kinh. Mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cố gắng thể hiện mình là một bên trung lập trong cuộc xung đột, nhưng việc trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga trong khi nước này tấn công Ukraine sẽ làm suy yếu tất cả các mục tiêu mà nước này đang cố gắng đạt được.

Do đó, có nhiều cơ sở để tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn chiến tranh kết thúc sớm, và trong hoàn cảnh thích hợp, Bắc Kinh sẽ sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng của mình để đạt được mục đích đó, dù điều này sẽ làm Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội làm suy yếu tầm ảnh hưởng cũng như hình ảnh của Mỹ.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

Xe tăng Ukraine gần chiến tuyến ở thành phố Bakhmut ngày 13/1. Ảnh: Reuters

Xe tăng Ukraine gần chiến tuyến ở thành phố Bakhmut ngày 13/1. Ảnh: Reuters

Vì vậy, ông Stephen M. Walt, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Harvard giả định rằng, nếu cả Bắc Kinh và Washington đều quan tâm đến việc chấm dứt chiến sự Nga- Ukraine, Mỹ nên mời Trung Quốc tham gia vào nỗ lực chung nhằm đưa hai bên ngồi vào bàn đàm phán. Trên thực tế, Mỹ sẽ đề nghị sử dụng ảnh hưởng của mình để tác động lên Ukraine và Trung Quốc sẽ đồng ý sử dụng đòn bẩy của mình để thuyết phục Nga.

Chuyên gia này nói thêm: "Mặc dù điều này nghe có vẻ xa vời, nhưng đã có một số tiền lệ lịch sử cho kiểu hợp tác giữa các cường quốc này. Cụ thể, vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã cùng nhau ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt chiến tranh vào năm 1967 và thiết lập một lệnh ngừng bắn vào tháng 10/1973.

Một thỏa thuận do Mỹ và Trung Quốc cùng làm trung gian cũng sẽ có nhiều khả năng tồn tại lâu hơn, vì Moscow và Kiev sẽ ít có khả năng từ bỏ một thỏa thuận được sắp xếp và ủng hộ bởi những quốc gia bảo trợ chính của họ. Do đó, nếu Trung Quốc và Mỹ thực sự muốn dàn xếp một giải pháp hòa bình ở Ukraine, thì một nỗ lực hợp tác như vậy có thể thành công.

Nhưng điều này sẽ không dễ dàng. Một hiệp ước hòa bình thực sự sẽ yêu cầu những điều khoản về một loạt vấn đề nhạy cảm và sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được sự đồng thuận. Điều này sẽ đòi hỏi những nỗ lực phối hợp nghiêm túc từ tất cả các bên tham gia, một điều dường như khó có thể xảy ra trong bối cảnh căng thẳng bao trùm giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine thử thách chính sách châu Á của Mỹ

    Chiến sự Nga - Ukraine thử thách chính sách châu Á của Mỹ

    16:17, 18/04/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ tung kế sách “mỡ nó rán nó” với Nga

    Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ tung kế sách “mỡ nó rán nó” với Nga

    04:30, 18/04/2023

  • Hội nghị Ngoại trưởng G7:

    Hội nghị Ngoại trưởng G7: "Hé lộ" quan ngại của Ukraine

    04:00, 18/04/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine sắp mở cuộc phản công lớn

    03:30, 18/04/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine:

    Chiến sự Nga - Ukraine: "Cuộc chơi" thiêu đốt tiềm lực

    04:30, 17/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ sẽ "bắt tay" Trung Quốc thúc đẩy kết thúc chiến sự Nga- Ukraine?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO