Trung Quốc sẽ thành công thúc đẩy hòa đàm Nga - Ukraine?

CẨM ANH 28/04/2023 03:25

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Nga mở cuộc tấn công Ukraine.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: “Nút thắt” của trật tự thế giới mới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky

Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo trong cuộc điện đàm ngày 27/4 với Tổng thống Ukraine Zelensky rằng "Trung Quốc sẽ cử các đại diện đặc biệt tới Ukraine và tổ chức các cuộc đàm phán với tất cả các bên về giải quyết cuộc khủng hoảng ở đây",

Chủ tịch Trung Quốc cho biết nước này sẽ nỗ lực hướng tới việc ngừng bắn ở Ukraine càng sớm càng tốt, nhấn mạnh đàm phán là "giải pháp duy nhất" cho cuộc xung đột. "Trung Quốc luôn đứng về phía hòa bình và duy trì lập trường cốt lõi là thúc đẩy các cuộc hòa đàm", ông Tập nói.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói với ông Zelensky trong cuộc điện đàm rằng “sự tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở chính trị của quan hệ Trung Quốc- Ukraine”. Ông Tập cũng nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng “lập trường cốt lõi” của Trung Quốc trong cuộc xung đột Ukraine là thúc đẩy hòa bình và đàm phán.

Trong một cuộc họp báo sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ sẽ cử một phái viên tới Ukraine và các quốc gia khác để giúp tiến hành “trao đổi chuyên sâu” với tất cả các bên nhằm đạt được một giải pháp chính trị. 

Về phía Ukraine, ông Zelensky cho biết ông đã có “một cuộc điện đàm dài và ý nghĩa” với nhà lãnh đạo Trung Quốc trong khoảng một giờ. “Chúng tôi đã thảo luận đầy đủ các vấn đề thời sự của quan hệ song phương. Ông Zelensky cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi đặc biệt chú ý đến các cách thức hợp tác có thể để thiết lập một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraine".

Zelensky nói: “Không thể có hòa bình nếu phải trả giá bằng những thỏa hiệp về lãnh thổ".

>>Vì sao Trung Quốc quan trọng với hòa đàm Nga - Ukraine?

Trung Quốc ủng hộ

Chiến sự Nga- Ukraine vẫn diễn biến phức tạp

Trước đó, Chủ tịch Tập đã nói chuyện với ông Putin năm lần kể từ cuộc xâm lược diễn ra, bao gồm cả cuộc gặp mặt trực tiếp tại Điện Kremlin khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đến thăm Moscow vào tháng trước và một cuộc gặp trực tiếp khác tại hội nghị thượng đỉnh khu vực ở Trung Á vào tháng 9 năm ngoái.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow đã chú ý đến việc Bắc Kinh sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán với Ukraine sau cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Zelensky.

“Chúng tôi ghi nhận sự sẵn sàng của phía Trung Quốc trong nỗ lực thiết lập quá trình đàm phán,” bà Zakharova nói trong cuộc họp báo mới đây. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng trong điều kiện hiện tại, các cuộc đàm phán khó có thể xảy ra và đổ lỗi cho Kiev vì đã từ chối các sáng kiến của Moscow.

Các nhà phân tích đánh giá, cuộc điện đàm là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm thể hiện mình là một nhà hòa giải tiềm năng trong cuộc xung đột. Đồng thời, đây cũng được cho là một động thái xoa dịu dư luận khi Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tuần trước rằng, các nước thuộc Liên Xô cũ không có “tư cách hiệu quả trong luật pháp quốc tế”, đã gây ra sự phẫn nộ, đặc biệt là ở các quốc gia vùng Baltic.

Các quan chức Ukraine, Moldova, Pháp và Liên minh châu Âu cũng đã lên tiếng chỉ trích về những bình luận của ông Lư. Sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phải lên tiếng rằng ông Lư đang bày tỏ quan điểm cá nhân, và cho biết Bắc Kinh luôn tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

CNN đã hỏi quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yu Jun liệu thời điểm của cuộc điện đàm Tập-Zelensky có liên quan gì đến phản ứng dữ dội sau phát ngôn của ông Lư hay không. Ông Jun cho biết: “Trung Quốc đã đưa ra phản hồi có thẩm quyền đối với những nhận xét của đại sứ Trung Quốc tại Pháp. Và tôi đã nói rất rõ ràng về quan điểm của Trung Quốc".

Mặt khác, ông Rajan Menon, Giám đốc Chương trình Chiến lược Lớn tại Tổ chức tư vấn Ưu tiên Quốc phòng có trụ sở tại Washington nhận định, việc tiến hành điện đàm vào thời điểm này có thể cho thấy rằng ông Tập tin rằng sẽ đạt được tiến triển nhất định.

“Ông Tập Cận Bình không muốn đặt uy tín chính trị vào một kết quả không chắc chắn. Trung Quốc muốn đảm bảo thành công như họ đạt được trong quá trình hòa giải giữa Tehran và Riyadh,” ông Menon nói.

Chuyên gia này đánh giá, trong trường hợp này, điều này có thể có nghĩa là Tổng thống Putin đã cho Tập Cận Bình biết rằng ông sẵn sàng nói chuyện với Kyiv.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách chính trị đáng kể giữa hai bên khi nói đến các điều kiện hòa bình có thể chấp nhận được, cũng như Moscow và Kiev vẫn tin rằng họ có thể chiếm ưu thế trên chiến trường và trong cuộc tấn công mùa xuân.

“Không nên mong đợi bất cứ điều gì xảy ra ngay lập tức, nhưng điều rõ ràng là Trung Quốc hiện đã chỉ ra rằng họ sẽ thực hiện các bước cụ thể theo hướng hòa giải”, ông Menon nói thêm và nhấn mạnh rằng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc có điều chỉnh giải pháp chính trị của chính họ trong quá trình này hay không.

Có thể bạn quan tâm

  • Lý do Trung Quốc từ chối nối lại ngoại giao với Mỹ

    Lý do Trung Quốc từ chối nối lại ngoại giao với Mỹ

    11:11, 26/04/2023

  • Vì sao Trung Quốc quan trọng với hòa đàm Nga - Ukraine?

    Vì sao Trung Quốc quan trọng với hòa đàm Nga - Ukraine?

    05:00, 26/04/2023

  • Trung Quốc, Mỹ, Nga cạnh tranh quyết liệt ở Trung Á

    Trung Quốc, Mỹ, Nga cạnh tranh quyết liệt ở Trung Á

    04:30, 26/04/2023

  • EU tìm cách lôi kéo các

    EU tìm cách lôi kéo các "đồng minh" của Trung Quốc

    04:00, 25/04/2023

CẨM ANH