Chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ sử dụng “đòn hiểm” với Nga
Mỹ đã mở đường để giải ngân số tiền khổng lồ của Nga đang bị phong tỏa tại các ngân hàng. Đây là đòn đánh hiểm khiến Nga có nguy cơ mất khối tài sản khổng lồ.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây tính kế lâu dài cho Ukraine
Ngày 10/5, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho hay, số tiền tịch thu từ nhà tài phiệt Nga Konstantin Malofeyev sẽ được chuyển đến Ukraine. Malofeyev là Chủ tịch tập đoàn truyền thông Tsargrad; đồng sáng lập quỹ đầu tư quốc tế Marshall Capital Partners, và là Chủ tịch của Quỹ từ thiện Saint Basil the Great.
Tỷ phú Malofeyev là người nhiệt thành ủng hộ Tổng thống Putin. Ông bị liệt vào sách trừng phạt cá nhân do Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Canada áp đặt từ năm 2014. Năm 2017, Ukraine đưa Malofeev vào tình trạng truy nã quốc tế, cáo buộc ông này thành lập và tài trợ cho các nhóm vũ trang bán quân sự bất hợp pháp.
Như vậy, phương Tây đã tạo tiền lệ sử dụng tài sản Nga đang bị phong tỏa để đài thọ cuộc chiến do chính nước Nga can dự vào Ukraine. Đây là một tiền lệ chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Theo một báo cáo, tài sản công khai mang “quốc tịch Nga” bằng tiền mặt và kim loại quý cất giữ ở các ngân hàng châu Âu và trung tâm bảo quản tại Thụy Sĩ trị giá 300 tỷ USD. Số tiền xấp xỉ với dự trù kinh phí tái thiết Ukraine hậu chiến tranh.
Ngoài ra, các công ty năng lượng khổng lồ của Nga như Rosneft, Gazprom có chi nhánh, cổ phần, khoản đầu tư chưa thể thống kê tại khắp thế giới, cùng hàng loạt tỷ phú Nga sở hữu tài sản ở bên ngoài lãnh thổ. Ví như tỷ phú Abramovich, cựu Chủ tịch câu lạc bộ Chelsea (Anh) được định giá tài sản 4,25 tỷ bảng Anh!
Báo cáo The Wealth Report 2018 của Hãng tư vấn tài chính Knight Frank (Anh) ghi nhận có đến 58% tầng lớp siêu giàu Nga (tài sản trên 50 triệu USD) đã sở hữu quốc tịch thứ hai; 45% cân nhắc khả năng chuyển hẳn ra nước ngoài sinh sống.
Cyprus, Malta, Anh và Thụy Sĩ, những thiên đường thuế - nơi rất nhiều nhà tài phiệt Nga mua bất động sản. Tính riêng năm 2022, tài sản của tầng lớp siêu giàu tại Nga tăng thêm 152 tỷ USD.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thời cơ hoà đàm sắp tới?
Tài sản tỷ phú Nga dễ trở thành “kho báu” cho Mỹ và châu Âu, có thể bị tịch thu, phong tỏa và tùy nghi giải ngân sử dụng tại Ukraine thông qua các tội danh khó xác minh như trường hợp của Konstantin Malofeyev. Mỹ sẽ hành động nếu tình báo Mỹ tìm ra bằng chứng các tỷ phú trên có mối liên hệ tài chính với Điện Kremlin, hoặc các chính quyền chân rết của Moscow ở Đông Âu!
Đây được xem là “chiêu độc” của Washington, “lấy mỡ nó rán nó”, dùng tài sản Nga để “đền bù” những gì phương Tây cáo buộc do bom đạn Nga phá hủy. Nếu phương thức này áp dụng trên phạm vi rộng thì phương Tây và Ukraine sẽ tiêu hết tài sản Nga một cách nhanh chóng.
Chỉ có nước Mỹ, với quyền lực tuyệt đối trong hệ thống tài chính quốc tế mới có thể làm được điều này. Xuất phát từ những bộ óc xuất chúng thiết kế ra mạng lưới ngân hàng, quỹ đầu tư, phương thức giao dịch, thanh toán đều “chảy” qua “chiếc ống” do các thế lực vừa công khai, vừa bí mật điều hành.
Tuy nhiên, chính Mỹ đã vượt qua giới hạn pháp lý quốc tế quy định về tài sản của các quốc gia ở bên ngoài lãnh thổ. Với quy mô hợp tác kinh tế và đầu tư lẫn nhau rất lớn như hiện nay, không quốc gia nào không có tài sản bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Chiến sự Nga - Ukraine: NATO thật sự cần Ukraine?
04:30, 12/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ chưa viện trợ máy bay F16 cho Ukraine?
03:00, 12/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây tính kế lâu dài cho Ukraine
04:30, 11/05/2023
Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản
04:00, 11/05/2023