Chiến sự Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ chưa viện trợ máy bay F16 cho Ukraine?

NHẬT QUANG 12/05/2023 03:00

Ukraine đang đòi hỏi Mỹ viện trợ máy bay chiến đấu đa nhiệm F16 để có thể chiếm lại ưu thế trên không. Thế nhưng, Mỹ vẫn đang cân nhắc việc này.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây tính kế lâu dài cho Ukraine

Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ (Ảnh: Reuters).

Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ (Ảnh: Reuters).

Ukraine đang đòi hỏi Mỹ viện trợ máy bay chiến đấu đa nhiệm F16 để có thể chiếm lại ưu thế trên không. Nếu chỉ cấp máy bay F16 mà Ukraine có thể lật ngược tình thế chiến thắng được quân Nga, lấy lại bán đảo Crimea, vùng Donbass đưa biên giới về tình trạng như năm 1991, thì chẳng phải máy bay F16 mà đến các loại máy bay hiện đại hơn cũng được phương Tây cung cấp cho Ukraine ngay và luôn. Tuy nhiên, đối với Mỹ, việc này khá nhạy cảm, nên họ đang cân nhắc.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ các nước EU viện trợ mạnh mẽ và đầy đủ cho Ukraine, còn Mỹ vẫn cứ lập lờ, đến xe tăng M1-Abrams cũng chưa thấy xuất hiện trên chiến trường, chưa kể Mỹ còn “cẩn tắc vô áy náy” tháo bỏ các linh kiện khí tài mang tính bí mật vì sợ Nga bắt được và khai thác.

Lý do đơn giản nhất là Mỹ không tin Ukraine đủ khả năng giành chiến thắng cho dù quân đội Ukraine được trang bị huấn luyện khá tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm. Để thực hiện phản công quy mô chiến lược, bắt buộc phải có cách trận đánh quy ước, mà hiện tại không quân và hải quân Ukraine gần như bị xoá sổ, hệ thống phòng không thì bất lực với chiến thuật bầy đàn của UAV và sức công phá khủng khiếp từ “bom lượn” của Nga. Cứ tiến hành tập kết, tập trung kho tàng vũ khí, đạn dược, nhiêu liệu hình thành quả đấm thì lại bị tên lửa, UAV, bom lượn tập kích phá huỷ, rất khó để hình thành lực lượng lớn tổ chức phản công.

Quân Nga xây dựng hệ thống phòng ngự theo chiều sâu, còn tấn công thì vẫn uỷ nhiệm cho lực lượng đánh thuê Wagner với các tuyên bố như màn diễn hài của người đứng đầu Prigozhin. Lực lượng chính quy hơn 300 ngàn quân của Nga vẫn không rõ tung tích, quân thiện chiến như lính dù, quân đoàn cận vệ số 2, quân đoàn 35 Viễn Đông không biết đang ở đâu, thực hiện nhiệm vụ gì? Không nắm được tình hình của quân chủ lực Nga thì Ukraine sẽ gặp nhiều khó khăn để đối phó.

Về mặt kinh tế, sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt chịu gần 14 ngàn lệnh trừng phạt thì Nga từ nền kinh tế thứ 10 thế giới năm 2022 lại ngoi lên vị trí số 8 vào năm 2023 chứ không sụp đổ như Mỹ - EU mong đợi.

Trên thực tế, trước năm 1991 Nga bán dầu, khí đốt cho EU và Nhật Bản rất nhiều cho dù Mỹ cũng rất muốn chiếm lĩnh hai thị trường này, khi Mỹ chỉ chiếm ưu thế về xuất khẩu vũ khí cho EU, thua Nga về thị trường năng lượng.

Một máy bay bị phá hủy trong cuộc giao tranh giữa lực lượng Ukraine và Nga hồi tháng 2/2022 (Ảnh: AP).

Một máy bay bị phá hủy trong cuộc giao tranh giữa lực lượng Ukraine và Nga hồi tháng 2/2022 (Ảnh: AP).

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine quyết giành lại Crimea?

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Sôi sục "tâm lý chiến"

EU chưa cai nghiện được năng lượng giá rẻ của Nga, để tồn tại buộc phải mua vòng qua trung gian do lệnh cấm vận. Giá năng lượng tăng làm chi phí đầu vào tăng, hàng hoá mất sức cạnh tranh; lạm phát, thất nghiệp, biểu tình, đình công đang là vấn đề đau đầu tại các nước EU. Đồng tiền mất giá lại phải tăng cường viện trợ EU, khó chồng thêm khó, EU chỉ muốn cuộc chiến nhanh chóng kết thúc.

Mỹ thì khác, chiến sự Nga - Ukraine kéo dài thì Mỹ bán được khí đốt, dầu cho EU nhiều hơn, các nước Đông Âu viện trợ cho Ukraine nhiều vũ khí thì kho dự trữ hao hụt, sẽ dùng hết vũ khí thời Liên Xô cung cấp cho Ukraine rồi mua bổ sung từ Mỹ nên Mỹ lợi đơn lợi kép.

Đồng USD có nguy cơ mất giá, nhiều ngân hàng lớn tại Mỹ phá sản, trong khi dân Mỹ vẫn ùn ùn rút tiền làm ngân hàng nguy cấp, họ đã mất lòng tin vào chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ. Nếu cứ tiếp tục viện trợ tiền bạc, máy bay F16, A10 cùng xe tăng, vũ khí đắt tiền cho Ukraine thì chắc chắn người dân Mỹ sẽ phản đối gay gắt.

Trong chiến sự Nga - Ukraine, nếu Nga giành chiến thắng thì Mỹ sẽ xoay trục sang các nước lân cận như Armenia, Azerbaijan, Chechnya, Gruzia… để tiếp tục cuộc chiến làm suy yếu Nga; còn tương lai số phận của Ukraine dù có thế nào cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến Mỹ.

Cung cấp nhiều vũ khí hiện đại cho Ukraine để Ukraine giành chiến thắng áp đảo lấy lại lãnh thổ thì nguy cơ Nga tiến hành chiến tranh hạt nhân sẽ đến rất gần. Mỹ không dại dột đến như vậy, nên máy bay tiêm kích, tên lửa tầm xa, vũ khí hiện đại của Mỹ chắc còn rất xa xôi mới đến được tay quân đội Ukraine. Chưa kể Mỹ có không ít kẻ thù, số vũ khí này lọt vào tay khủng bố, thì họ sẽ dùng chính vũ khí này tấn công Mỹ, như vậy quả là “gậy ông đập lưng ông”.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Phương Tây tính kế lâu dài cho Ukraine

    04:30, 11/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Được - mất của Trung Quốc trong các kịch bản

    04:00, 11/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thời cơ hoà đàm sắp tới?

    04:30, 10/05/2023

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Ukraine quyết giành lại Crimea?

    04:30, 09/05/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Sôi sục "tâm lý chiến"

    04:00, 09/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga - Ukraine: Vì sao Mỹ chưa viện trợ máy bay F16 cho Ukraine?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO