Mỹ "tiếp sức" Ấn Độ thoát phụ thuộc quốc phòng vào Nga

CẨM ANH 12/06/2023 14:25

Mỹ và Ấn Độ đang đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quân sự với kỳ vọng củng cố khả năng quốc phòng của quốc gia Nam Á này.

>>Dầu Nga sẽ gây "xích mích" EU- Ấn Độ?

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Mỹ gặp song phương bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) tháng 11/2022 tại Siem Riep, Campuchia (ANI).

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Mỹ gặp song phương tại Siem Riep, Campuchia vào tháng 11/2022

Trong chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tới New Delhi, hai bên cùng thống nhất lộ trình hợp tác về công nghiệp quốc phòng trong vài năm tới. Đây là động thái được kỳ vọng góp phần thúc đẩy tham vọng sản xuất quốc phòng của New Delhi khi nước này cố gắng mua vũ khí công nghệ cao từ Washington.

Cả hai thậm chí đã hoàn thiện mbản kế hoạch cho một sáng kiến mới mang tên INDUS X, mà ông Austin cho biết nhằm mục đích thúc đẩy sự đổi mới giữa các công ty quốc phòng tư nhân ở cả hai quốc gia.

Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thăm Washington vào cuối tháng này, dự kiến sẽ có các thỏa thuận quốc phòng cấp cao, bao gồm các kế hoạch hợp tác để cùng sản xuất động cơ máy bay chiến đấu ở Ấn Độ và chính thức ra mắt INDUS X.

Các nhà phân tích cho biết, hàng loạt thỏa thuận này có thể là cách của Washington để dần dần loại bỏ sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Nga về phần cứng và phụ tùng quân sự, đồng thời là một phần trong nỗ lực của phương Tây nhằm bán vũ khí cho New Delhi.

Vào năm ngoái, Thủ tướng Anh khi đó là ông Vladimir Johnson, đã đề nghị giúp Ấn Độ chế tạo máy bay chiến đấu của riêng mình trong chuyến công du tới quốc gia này. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Vladimir Pistorius, cho biết các công ty Đức đang chạy đua giành hợp đồng trị giá 5,2 tỷ USD để giúp Ấn Độ chế tạo tàu ngầm.

Ông Rajan Kumar, Phó giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Nga và Trung Á tại Đại học Jawaharlal Nehru đánh giá, đây có thể là điều mà New Delhi cần. Với việc Moscow – nguồn nhập khẩu quốc phòng lớn nhất của nước này đang dồn lực vào cuộc chiến ở Ukraine, nhiều người ở New Delhi lo ngại nhu cầu quốc phòng của Ấn Độ có thể gặp nguy hiểm.

Chính vì vậy, việc Mỹ đẩy mạnh các cam kết với Ấn Độ có thể giúp nước này hóa giải thách thức này. “Mỹ và phương Tây tin rằng nếu Ấn Độ bớt phụ thuộc vào Nga, họ cũng sẽ thay đổi các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình”, chuyên gia này lưu ý khi đề cập đến việc New Delhi từ chối công khai chỉ trích Moscow về cuộc xâm lược Ukraine.

>>"Căng thẳng" với Trung Quốc về Kashmir, Ấn Độ sẽ về phe Mỹ?

Mỳ và Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng trong những năm gần đây

Mỳ và Ấn Độ đang tăng cường hợp tác quốc phòng trong những năm gần đây

Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng việc giảm sự phụ thuộc của Ấn Độ vào Nga chỉ có thể thực hiện được nếu Mỹ và các cường quốc quân sự phương Tây khác từ bỏ sự miễn cưỡng trong việc chia sẻ thiết bị và công nghệ quốc phòng với Ấn Độ.

Bà Rajeswari Pillai Rajagopalan, Giám đốc Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ cho biết: “Từ lâu, các nhà tư tưởng chiến lược đã lập luận rằng, để Ấn Độ thay đổi các lựa chọn chính sách đối ngoại của mình, phương Tây sẽ phải quyết đoán hơn trong việc chia sẻ công nghệ quốc phòng với Ấn Độ để nước này không phụ thuộc vào Nga. Và có vẻ như Mỹ cũng đang nhận thức điều tương tự".

Theo tổ chức cố vấn chính sách The Stimson của Washington, nơi tập trung vào hòa bình và an ninh toàn cầu, 85% các hệ thống vũ khí chính của Ấn Độ đến từ Nga. Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cũng cho thấy, trong số tất cả vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu từ năm 2018 đến năm 2022, 45% có nguồn gốc từ Nga, tiếp theo chiếm 29% đến từ Pháp. Và Mỹ đứng thứ ba, chiếm 11% lượng vũ khí nhập khẩu của New Delhi.

Tuy nhiên, kể từ khi chiến sự Nga- Ukraine xảy ra, sự phụ thuộc này đã bị suy yếu khi nó gây ra sự chậm trễ cũng như sự gián đoạn trong các thỏa thuận quốc phòng mà Moscow đã ký với New Delhi. Cụ thể, truyền thông nước ngoài đưa tin, hai tàu chiến do Nga sản xuất cho Ấn Độ có thể bị trì hoãn ít nhất sáu tháng. Hai hệ thống tên lửa phòng không còn lại cũng sẽ bị lùi lịch chuyển giao cho Ấn Độ.

Những sự chậm trễ như vậy đã và đang đè nặng lên chính phủ Ấn Độ, cùng với những yếu tố phức tạp hơn đang dần gia tăng trong thương mại quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ như rào cản về thanh toán xuất hiện do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này khiến Nga và Ấn Độ thảo luận về việc giao dịch bằng đồng rúp hoặc đồng rupee, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Bên cạnh đó, một yếu tố không kém phần quan trọng sẽ có tác động đáng kể lên thương mại quân sự giữa Ấn Độ và Nga là Trung Quốc. New Delhi nhận ra rằng Bắc Kinh hiện là một đối tác quan trọng hơn với Moscow. Nga đang cung cấp nhiều vũ khí và nền tảng quân sự tiên tiến hơn cho Trung Quốc hơn bao giờ hết và điều này sẽ có tác động trực tiếp đến khả năng đáp trả của Ấn Độ khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, những nỗ lực của Ấn Độ để từ bỏ vũ khí của Nga sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi Ấn Độ nỗ lực đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, thì trong vòng 5 đến 10 năm tới, sự phụ thuộc của nước này vào Nga sẽ vẫn còn.

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức mới với kinh tế Ấn Độ

    Thách thức mới với kinh tế Ấn Độ

    03:00, 29/05/2023

  • "Căng thẳng" với Trung Quốc về Kashmir, Ấn Độ sẽ về phe Mỹ?

    04:00, 27/05/2023

  • G7 đồng thuận đối phó với Nga và Trung Quốc

    G7 đồng thuận đối phó với Nga và Trung Quốc

    03:00, 22/05/2023

  • Dầu Nga sẽ gây

    Dầu Nga sẽ gây "xích mích" EU- Ấn Độ?

    04:00, 18/05/2023

  • Các nhà đầu tư Hàn Quốc lánh xa Trung Quốc, tiếp cận Ấn Độ

    Các nhà đầu tư Hàn Quốc lánh xa Trung Quốc, tiếp cận Ấn Độ

    03:30, 11/05/2023

CẨM ANH