Các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã gửi thông điệp đến Nga rằng họ sẵn sàng sát cánh cùng Ukraine trong một thời gian dài sắp tới.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thách thức tham vọng của Trung Quốc
Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7 đã nêu rõ tiếp tục thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga, tiếp tục viện trợ cho Ukraine.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tán thành việc huấn luyện phi công Ukraine lái tiêm kích F-16. Đồng thời, các nhà lãnh đạo G7 đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Theo một quan chức Mỹ, ông Biden cũng đang lên kế hoạch triển khai gói viện trợ quân sự mới trị giá 375 triệu USD cho Ukraine.
CNBC dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, dự kiến gói viện trợ lần này sẽ bao gồm pháo, đạn dược và hệ thống HIMARS.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cho biết rằng trong khi ưu tiên trước mắt là hỗ trợ quân sự cho Ukraine, thì các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh cho Kiev cũng cần phải được thiết lập sau khi chiến sự Nga- Ukraine kết thúc.
Nhà lãnh đạo Đức cho biết điều quan trọng đối với Tổng thống Zelenskyy là gặp gỡ các nhà lãnh đạo thuộc Nam bán cầu như Brazil, Ấn Độ và Indonesia để truyền tải thông điệp rằng bất kỳ đề xuất đàm phán hòa bình nào cũng không nên nhằm mục đích tạo ra một " xung đột đóng băng” và nên yêu cầu Nga rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine.
Tương tự, Tổng thống Pháp Emmanuele Macron cũng nhấn mạnh: “Các cuộc đàm phán không nên làm cuộc chiến tại Ukraine trở thành một cuộc xung đột đóng băng vì điều đó sẽ dẫn đến chiến tranh trong tương lai. Chúng ta cần phải giải quyết vấn đề.”
>>Trung Quốc "đe dọa" sự đoàn kết của G7
Liên quan đến Trung Quốc, tuyên bố chung của Nhóm G7 bày tỏ sự lo ngại sâu sắc đối với tình hình của khu vực Biển Đông và Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng nói chung bằng bạo lực và uy hiếp, đồng thời xác nhận tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, G7 cũng sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ công nghệ nhạy cảm có thể đe dọa an ninh quốc gia mà không hạn chế quá mức thương mại và đầu tư. Phái biểu trên truyền thông Đức, Thủ tướng Scholz cũng cho biết rằng Mỹ, Đức và các quốc gia khác sẽ đảm bảo rằng các khoản đầu tư lớn và xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn được tiếp tục duy trì, nhưng G7 cũng đang gửi một dấu hiệu rõ ràng rằng họ đang tìm kiếm các biện pháp để giảm bớt rủi ro.
An ninh kinh tế cũng là vấn đề được nhấn mạnh nổi bật trong tuyên bố của G7. Trong bối cảnh xu hướng một số nước sử dụng đe dọa kinh tế ảnh hưởng tới quyết định chính sách kinh tế của các nước khác thông qua nhiều hình thức bao gồm cấm nhập khẩu đang gia tăng, nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác trong các thành viên G7 nhằm đối phó với xu hướng trên là vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G7 cũng cam kết tăng cường hợp tác nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu và kêu gọi các nước có thu nhập thấp đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế.
Ông Josh Lipsky, Giám đốc cấp cao của Trung tâm Địa kinh tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương nhận định "Có thể thấy, điểm mấu chốt của tuyên bố chung là G7 đã cho thấy họ sẽ ngày càng tập trung vào việc đối phó với Trung Quốc dựa trên các giá trị chung, ngay cả khi công nhận mỗi quốc gia sẽ quản lý mối quan hệ của riêng mình với Bắc Kinh. Đây là một bước tiến đáng chú ý".
Đồng quan điểm, bình luận viên David Brunnstrom của Zawya đánh giá, mặc dù G7 là một nhóm dựa trên sự đồng thuận, nhưng các nước thành viên đều đóng vai trò lớn trong việc thiết lập chương trình nghị sự, trong đó Nhật Bản rất quan tâm đến các vấn đề an ninh kinh tế, bao gồm cả vấn đề đối đầu với Trung Quốc.
"Sự thống nhất trong G7 về nhu cầu đảm bảo an ninh công nghệ đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm tiếng nói chung về cách thức đối phó với Trung Quốc. Trong số các quốc gia đóng vai trò quan trọng nhất trong lĩnh vực bán dẫn, các bên đã đạt được một mức độ đồng thuận đáng kể. Có thể thấy, sẽ có nhiều thay đổi trong những nguyên tắc để xác định mối quan hệ với Trung Quốc sau cuộc hợp lần này", ông Brunnstrom lưu ý.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị G7 2023: 3 "đòn đánh" Mỹ và đồng minh nhắm tới Trung Quốc
16:52, 21/05/2023
Trung Quốc "đe dọa" sự đoàn kết của G7
03:30, 21/05/2023
Vietjet công bố đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Hiroshima mừng Hội nghị thượng đỉnh G7
07:17, 20/05/2023
Hội nghị Ngoại trưởng G7: "Hé lộ" quan ngại của Ukraine
04:00, 18/04/2023