"Gốc rễ" của chiến sự Nga - Ukraine
Sở dĩ những sáng kiến hòa đàm Nga - Ukraine đến nay chưa phát huy tác dụng là bởi không đề cập đến "gốc rễ" của mâu thuẫn Nga - phương Tây.
>>Đổ vỡ mật ước Nga - Ukraine phút chót
Mới đây, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kisingger chính thức lên tiếng về chiến sự Nga- Ukraine. Theo ông, một trong những mấu chốt để tái lập trật tự, hòa bình lâu dài ở châu Âu là phục dựng lại quan hệ Nga - phương Tây.
Sau sự kiện “Euromaidan” năm 2014 phương Tây đã biến việc cắt đứt quan hệ với Nga thành một mục tiêu chính sách rõ ràng. Sau ngày 24/2/2022, phong trào “bài Nga” đẩy lên nấc thang mới bằng cấm vận kinh tế, ngoại giao, hình sự hóa hành động của Tổng thống Putin.
Về phần mình, Tổng thống Nga đã chuẩn bị cho đất nước của ông lộ trình rời xa phương Tây; rất nhiều học thuyết, quan điểm chứa đựng tâm lý hoài nghi, bất khả tín với các đồng nghiệp châu Âu, Mỹ lần lượt xuất hiện. Người Nga sẽ phải tự bảo vệ mình trước một phương Tây có ý định kìm hãm đất nước của họ.
Moscow nâng cấp chủ nghĩa “hoài nghi phương Tây” thành điểm tựa trong chính sách đối nội, coi phương Tây là những kẻ “nguy hiểm”.
Dường như nước Nga sau năm 1991 đã quay trở lại với thời kỳ trước đó, coi Mỹ, NATO và châu Âu là những mối đe dọa an ninh bên cạnh di sản hợp tác kinh tế to lớn, bất chấp “hệ giá trị” Nga gồm văn hóa, hoa học, nghệ thuật đã hòa nhập hệ thống châu Âu nhiều thế kỷ trước.
Chính sự đổ vỡ quan hệ Nga - phương Tây đã dẫn đến cuộc chiến tranh ở Ukraine, chứ không phải ngược lại. Do vậy, dù hơn 100 tuổi nhưng ông Kissinger vẫn có cái nhìn bao quát - khi và chỉ khi Nga là một phần của châu Âu mới có thể giải quyết triệt để chiến sự Nga- Ukraine.
>>Chiến sự Nga - Ukraine: Chỉ duy nhất một lối thoát!
Thứ nhất, trong 20 năm lãnh đạo nước Nga, Tổng thống Putin đã phát động nhiều “chiến dịch quân sự” ở Gruzia, Azerbaijan, Kososo, Ukraine,… Tất cả các nước này đều từng thuộc không gian lãnh thổ Liên Xô mà giới tinh hoa chính trị Nga đương thời cho rằng họ có sứ mệnh kế thừa.
Có nghĩa rằng, Ukraine không phải là “nút thắt” duy nhất mà Moscow cần tháo gỡ. Sự sốt sắng của các quốc gia Baltic trong việc viện trợ Kiev và hối thúc Mỹ, EU cấm vận Nga đã cho thấy điều đó. Thậm chí, châu Âu không khỏi lo lắng bị đe dọa từ Nga.
Thứ hai, tất cả cùng chung nguyên nhân sứt mẻ quan hệ với Nga. Sâu xa hơn, Điện Kremlin luôn tồn tại nỗi sợ bị mất vùng đệm an ninh xung quanh đường biên giới, nếu các nước Đông Âu ngả hết về phương Tây sẽ mở đường cho NATO áp sát lãnh thổ Nga.
Thứ ba, Điện Kremlin muốn ngăn cản phương Tây, và phương Tây đã dựng lên một cơ chế trừng phạt, khiến cho việc hợp tác với nước Nga là không thể. Ngay cả các doanh nghiệp và tổ chức phương Tây không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt cũng đã chọn không duy trì sự hiện diện ở nước này.
Mặc dù không còn có thể giao dịch thương mại với châu Âu và Mỹ hoặc khai thác công nghệ phương Tây để hiện đại hóa chính mình, nhưng có nhiều nơi trên thế giới mà Nga có thể tăng cường thương mại, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Có nhiều con đường “phi phương Tây” dành cho Nga trong việc khởi xướng chiến tranh và duy trì nền kinh tế của mình. Ông Putin dường như coi sự tái định hướng này là nền tảng cho sức mạnh lâu dài và quyền tự chủ của Nga. Một khi hoàn thành, Nga sẽ là một cực của thế giới, theo ngôn ngữ của khái niệm chính sách đối ngoại mà Điện Kremlin đã thông qua vào năm 2023.
Có thể bạn quan tâm