Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ
Dù Ấn Độ giữ quan điểm trung lập trong chiến sự Nga- Ukraine, nhưng chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nardendra Modi và việc các nguyên thủ SCO họp trực tuyến phần nào cho thấy sự thay đổi của New Delhi.
>>Mỹ “ngáng chân” Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương
Được nhìn nhận là “gã khổng lồ” tiềm năng trong cục diện toàn cầu trong 20 năm trở lại đây nhưng Ấn Độ vẫn duy trì phong cách ngoại giao kín đáo, ít khi để lộ lập trường, quan điểm với những vấn đề có tính chất làm mất lòng phía nào đó.
Để xây dựng mạng lưới đồng minh, đối tác tại châu Á -Thái Bình Dương, Mỹ giành cho Ấn Độ sự tôn trọng hết mực. Washington mời gọi New Delhi tham dự nhiều diễn đàn quan trọng tại khu vực, nhưng cường quốc Nam Á chỉ có mặt duy nhất trong “Nhóm bộ tứ”.
Khi chiến sự Nga- Ukraine xảy ra, New Delhi gần gũi với Moscow. Ấn Độ chẳng những duy trì quan điểm trung lập trong chiến sự Nga-Ukraine, mà còn tăng cường mua dầu lửa giá rẻ của Nga, giúp nước này giảm bớt tác động từ lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây.
Trong khi đó, dù tồn tại nhiều mâu thuẫn với láng giềng Trung Quốc nhưng chính phủ ông Narendra Modi vẫn ngồi chung mâm với Bắc Kinh trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tham gia sáng kiến thúc đẩy đồng tiền chung cùng với Nga, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc trong khối BRICS.
Tất nhiên, các động thái nói trên của Ấn Độ khiến Nhà trắng không hài lòng, nhưng cũng không thể “manh động”. Mỹ có vẻ như chiều chuộng Ấn Độ, chờ đợi và hy vọng “chốt chặn” quan trọng bậc nhất ở Ấn Độ - Thái Bình Dương không liên thủ với Trung - Nga chống lại Mỹ.
Ngày 20/6 Thủ tướng Narendra Modi thăm Mỹ - giới quan sát cho rằng, chuyến đi không chỉ có vai trò nâng tầm quan hệ hai nước mà còn tác động đến cấu trúc liên kết giữa các cường quốc hiện nay, theo hướng có lợi cho Mỹ.
Nhiều thứ hấp dẫn mà Mỹ chìa ra cho Ấn Độ trong chuyến thăm cấp cao vừa rồi. Đơn cử, các thỏa thuận trong lĩnh vực quân sự, như việc Mỹ sẽ cung cấp cho Ấn Độ động cơ F414 để lắp cho loại máy bay quân sự hạng nhẹ Tejas Mk2, hay hợp đồng bán cho Ấn Độ 30 máy bay không người lái hiện đại MQ 9B Predator…
Về thương mại, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết hai bên đã đồng ý chấm dứt 6 vụ mâu thuẫn tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ấn Độ cũng đồng ý gỡ bỏ thuế suất đối với các sản phẩm của Mỹ như đậu gà và táo.
Ngoài ra, lần này Ấn Độ đồng ý tham gia sáng kiến Đối tác An ninh khoáng sản (MSP) do Mỹ chủ trì; đầu tư song phương nghiên cứu và sản xuất linh kiện pin xe điện tại Mỹ và công nghệ chip tại Ấn Độ.
>>Thông điệp mạnh của NATO ở châu Á - Thái Bình Dương
Ông Joe Biden rất tự tin tuyên bố: “Từ lâu tôi đã tin rằng quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ là một trong những mối quan hệ then chốt của thế kỷ 21”. Đáp lại ông Modi nói: “Các thỏa thuận mà chúng ta đạt được hôm nay sẽ mở ra chương mới cho quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu và toàn diện của chúng ta”.
Ấn Độ đang là chủ nhà của diễn đàn SCO nhưng đã tổ chức Thượng đỉnh trực tuyến, các nguyên thủ không gặp gỡ trực tiếp; New Delhi cũng từ chối ủng hộ “Vành đai và Con đường”. Vì vậy, giới quan sát cho rằng, Ấn Độ đang tìm cách rời xa Trung Quốc và thận trọng làm sâu sắc thêm quan hệ với Nga.
Chiến sự Nga- Ukraine đã làm lộ ra những khiếm khuyết của Nga, một trong những hệ quả là mất khả năng cung cấp vũ khí cho khách hàng tiềm năng. Điều đó buộc Ấn Độ hướng về phía Mỹ, sử dụng vũ khí Mỹ nghĩa là đồng ý một loạt cam kết liên quan đến chính sách quốc phòng, an ninh.
Có thể bạn quan tâm