Lý do Mỹ chọn Ấn Độ để xây dựng trung tâm hậu cần hải quân

CẨM ANH 09/07/2023 03:30

Mỹ đang có kế hoạch thành lập trung tâm tiếp tế và bảo dưỡng các tàu chiến của quốc gia này và các đối tác khác tại Ấn Độ

>>Điều gì ngăn cản Ấn Độ cạnh tranh vị thế siêu cường với Trung Quốc?

ăn cứ hải quân HMAS Stirling nằm tại Tây Úc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc

Căn cứ hải quân HMAS Stirling nằm tại Tây Úc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc

Có thể thấy, sau chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào cuối tháng 6, mối quan hệ đối tác quốc phòng quan trọng giữa Mỹ và Ấn Độ đã nổi lên như một trụ cột của hòa bình và an ninh toàn cầu.

Theo kế hoạch trên, Mỹ sẽ cung cấp cho Ấn Độ các hỗ trợ cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng để xây dựng các trung tâm tiếp tế và bảo trì tàu hải quân ở khu vực Nam Á. "Chúng tôi sẽ còn nhiều việc phải làm trong tương lai gần, nhưng mục tiêu ở đây là biến Ấn Độ thành một trung tâm hậu cần cho Mỹ và các đối tác khác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Pat Ryder nói với các phóng viên.

Bên cạnh đó, Hải quân Hoa Kỳ cũng sẽ ký các thỏa thuận sửa chữa tàu với các nhà máy đóng tàu của Ấn Độ. Cụ thể, Washington đã ký kết Thỏa thuận sửa chữa tổng thể tàu với xưởng đóng tàu Larsen & Toubro nằm gần thành phố Chennai (Ấn Độ). Đồng thời, hải quân Mỹ cũng sắp hoàn tất các thỏa thuận riêng với hai công ty đóng tàu khác có trụ sở tại thành phố Mumbai và tiểu bang Goa của Ấn Độ.

Quân đội Mỹ mong muốn xây dựng khả năng sẵn sàng xử lý nhanh chóng các hoạt động tiếp tế và sửa chữa ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nếu hải quân có quyền tiếp cận nhiều trung tâm hơn trong khu vực, thì tàu thuyền và máy bay sẽ tốn ít thời gian hơn để sửa chữa và bảo dưỡng hơn. Thời gian tiết kiệm được có thể được phân bổ cho các cuộc tập trận chung với các quốc gia khác.

Nhận định về động thái này, ông Jeffrey Payne, Trợ lý Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Cận Đông Nam Á, cho biết: “Có một khoảng cách lớn giữa các căn cứ mà Mỹ duy trì trong các thỏa thuận hậu cần song phương mà họ có ở Trung Đông và sau đó là Tây Thái Bình Dương. Vì vậy, Ấn Độ đáp ứng điều này."

Đồng quan điểm, ông Harry Harris, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết: "Việc đảm bảo một trung tâm bảo trì, sửa chữa và hậu cần trên Tiểu lục địa là rất quan trọng vì điều này sẽ mang lại cho chúng tôi sự linh hoạt rất cần thiết trong khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn."

Trong khu vực, Nhật Bản và Singapore đang đóng vai trò là các trung tâm hải quân quan trọng của Mỹ ở châu Á. Với mạng lưới rộng lớn các cơ sở bảo trì và hỗ trợ hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, việc có thêm trung tâm hậu cần tại Ấn Độ sẽ giúp củng cố năng lực cho các lực lượng hàng hải của Mỹ và đồng minh, đồng thời ngăn cản Trung Quốc giành được chỗ đứng của riêng mình ở quốc gia có vị trí chiến lược.

>>Mỹ giúp Ấn Độ giảm phụ thuộc vào vũ khí của Nga

Tàu dầu USNS John Ericsson của Mỹ tiếp nhiên liệu cho tàu khu trục USS Michael Murphy ở Biển Đông vào ngày 13.1.2022.

Tàu chở dầu USNS John Ericsson của Mỹ tiếp nhiên liệu cho tàu khu trục USS Michael Murphy ở Biển Đông vào ngày 13/1/2022.

Sự hiện diện hải quân của chính Trung Quốc tại Djibouti ở châu Phi, Gwadar ở Pakistan và sau khi cảng Hambantota của Sri Lanka đã rơi vào tay Trung Quốc với hợp đồng thuê 99 năm đã ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực của Mỹ nhằm đảm bảo quyền tiếp cận cơ sở hạ tầng hải quân của Ấn Độ.

Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Lầu Năm Góc về Trung Quốc, lực lượng hải quân của quốc gia này có khoảng 355 tàu chiến và tàu ngầm và trở thành lực lượng lớn nhất thế giới về mặt số lượng. Nếu các tàu Mỹ không thể dành nhiều thời gian hơn trên biển, thì Mỹ sẽ có nguy cơ tụt lại phía sau Trung Quốc về năng lực hải quân và sẽ làm suy yếu khả năng răn đe trên biển của Washington.

Do đặc trưng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là các vùng biển rộng lớn nên việc tiến hành các hoạt động cung ứng trong khu vực trong trường hợp khẩn cấp sẽ khó khăn hơn so với các hoạt động tương tự ở châu Âu.

Mặc dù vậy, ông Manoj Joshi, thành viên thuộc Tổ chức nghiên cứu quan sát viên tại New Delhi nhận định, việc xây dựng trung tâm hậu cần hải quân sẽ không đồng nghĩa với việc Ấn Độ trở thành đồng minh quân sự chính thức của Mỹ. Trên thực tế, chuyên gia này cho rằng, New Delhi đang áp dụng mô hình Singapore cho mối quan hệ với Mỹ.

Singapore không phải là một đồng minh quân sự chính thức của Mỹ, nhưng quốc gia này cung cấp quyền tiếp cận và căn cứ cho Mỹ. Hai bên đã hợp tác trong nỗ lực chống khủng bố và chống cướp biển. Quốc gia này cũng là khách hàng lớn mua thiết bị quân sự, cũng như tiến hành một số cuộc tập trận với Mỹ. Singapore cũng gửi một số lượng đáng kể quân đội của mình tới Mỹ để huấn luyện hàng năm.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Cú

    Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ

    04:30, 08/07/2023

  • Mỹ giúp Ấn Độ giảm phụ thuộc vào vũ khí của Nga

    Mỹ giúp Ấn Độ giảm phụ thuộc vào vũ khí của Nga

    03:30, 30/06/2023

  • Điều gì ngăn cản Ấn Độ cạnh tranh vị thế siêu cường với Trung Quốc?

    Điều gì ngăn cản Ấn Độ cạnh tranh vị thế siêu cường với Trung Quốc?

    04:00, 27/06/2023

  • Vượt qua khác biệt, Mỹ - Ấn Độ tìm thấy động lực để xích lại gần nhau?

    Vượt qua khác biệt, Mỹ - Ấn Độ tìm thấy động lực để xích lại gần nhau?

    04:00, 23/06/2023

CẨM ANH