JEF - "lối thoát" cho an ninh Ukraine hậu chiến sự

TRƯỜNG ĐẶNG 17/07/2023 04:00

Khi mơ ước gia nhập NATO còn xa vời, ý tưởng của phương Tây về việc đưa Kiev vào Lực lượng Viễn chinh Chung (JEF) có thể sẽ góp phần đảm bảo an ninh Ukraine thời hậu chiến.

Thượng đỉnhNATO vừa kết thúc đã không đem lại những tín hiệu tích cực cho Ukraine

Tổng thống Ukraine khá thất vọng vì Ukraine chưa được xem xét kết nạp vào NATO tại Thượng đỉnh NATO

Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Litva đã kết thúc mà không có “phần thưởng” nào cho Ukraine. Từng kỳ vọng NATO sẽ đặt ra một lộ trình cụ thể cho việc kết nạp Kiev, Tổng thống Zelensky đã phải thất vọng trước sự do dự từ một số thành viên NATO, trong đó có những trụ cột như Mỹ hay Đức.

>>Cán cân quyền lực trên biển Baltic ra sao khi NATO kết nạp Thụy Điển?

Việc không có một ưu tiên nào cho tư cách thành viên NATO là thực tế Kiev phải chấp nhận và nỗ lực trong tương lai. Nhưng một giải pháp khả thi hơn đang được mở ra – JEF – có thể giải bài toán an ninh quốc phòng của Kiev sau khi chiến sự Nga-Ukraine kết thúc, theo các chuyên gia.

Lực lượng Viễn chinh Chung là gì?

JEF được thành lập vào năm 2014 với tư cách là một sáng kiến trong khuôn khổ NATO do Vương quốc Anh dẫn đầu, gồm một nhóm các quốc gia NATO và ngoài NATO hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc duy trì an ninh khu vực Bắc Âu.

Liên minh này hiện bao gồm Anh, Hà Lan, các quốc gia vùng Baltic và Bắc Âu với Vương quốc Anh chiếm vị trí trung tâm. Cấu trúc của lực lượng đặc nhiệm JEF do  Anh lãnh đạo, có nghĩa là lực lượng này có thể phản ứng nhanh chóng với các tình huống vì lợi ích của NATO và các quốc gia thành viên.

Liên minh này đã nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng với sự cơ động, linh hoạt và có đủ khả năng đảm bảo an ninh chung giữa các thành viên nói chung. Thành viên mới nhất của NATO – Phần Lan, và sắp tới là Thụy Điển – từ lâu đã là một phần của liên minh này.

Hội nghị thượng đỉnh JEF năm 2022 đã được tổ chức tại Riga, thủ đô Latvia

Hội nghị thượng đỉnh JEF năm 2022 đã được tổ chức tại Riga, thủ đô Latvia

Kỳ vọng từ JEF

Nhiều thành viên của JEF đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho tư cách thành viên NATO của Ukraine. Sự đồng thuận chính trị trong JEF là một lợi thế để liên minh này đồng ý kết nạp Ukraine trong thời gian ngắn.

Một JEF mở rộng với sự tham gia của Ukraine vẫn có sức mạnh quân sự ấn tượng. Đó là năng lực không quân và hải quân của Anh, Thụy Điển kết hợp với lực lượng pháo binh của Phần Lan và các quốc gia Baltic. Với lực lượng mặt đất lớn và kinh nghiệm của Ukraine và Ba Lan, JEF có thể trở thành một lực lượng răn đe đáng tin cậy, theo các chuyên gia.

Trong kịch bản Kiev là một thành viên, JEF có thể tiến hành các cuộc tập trận và diễn tập chung thường xuyên ở Ukraine với sự có mặt của lực lượng các nước. Điều này sẽ giúp phô trương sức mạnh và thực sự có thể khiến Nga phải do dự với ý định tấn công Ukraine một lần nữa.

Sự sẵn sàng của Anh trong một vai trò bảo đảm an ninh lớn hơn không phải là vô căn cứ. Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tại thượng đỉnh NATO mới đây ở Vilnius, rằng “Bạn có thể kỳ vọng nhiều hơn ở quân đội Anh trong vấn đề Ukraine sau cuộc xung đột này”, là một minh chứng.

Sức mạnh quân sự tập thể của JEF cũng rất đáng gờm

Sức mạnh quân sự tập thể của JEF cũng rất đáng gờm

Liên minh JEF dựa trên tinh thần thiện chí này sẽ có lợi thế ổn định đáng kể so với bất kỳ hiệp ước an ninh song phương nào, như không ràng buộc về đóng góp ngân sách.

Điều quan trọng nữa, việc mở rộng JEF sẽ mang lại khả năng răn đe đáng tin cậy hơn nhiều so với chiến lược “con nhím” - đơn thuần chỉ trang bị vũ khí cho Ukraine. Theo Sean Monaghan, một chuyên gia của CSIS, JEF có thể “hành động bên ngoài khuôn khổ NATO", vì vậy các quốc gia bên ngoài NATO như Thụy Điển về lý thuyết có thể kêu gọi các thành viên JEF khác thực hiện các cam kết an ninh tách biệt với các nghĩa vụ chính thức trong các liên minh khác.

>> Nga "chật vật" thay thế ảnh hưởng của Wagner tại Trung Đông

Thậm chí, trong tương lai JEF có thể đóng một vai trò trụ cột hơn về an ninh châu Âu nếu có thêm sự  tham gia của các thành viên mới. Theo chuyên gia Benjamin Tallis tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, JEF có thể mở rộng hơn quy mô và năng lực thông qua việc mời Pháp, Ba Lan hoặc Ý tham gia.

"Không giống như NATO, sáng kiến an ninh này có thể nhanh chóng kết nạp Ukraine mà không cần quá trình phê chuẩn lâu dài —hoặc nguy cơ phủ quyết—và do đó có thể hoạt động ngay khi chiến sự Nga- Ukraine chấm dứt. Quan trọng hơn, sự có mặt của Kiev trong JEF sẽ là một bước đệm quan trọng để nước này tiến xa hơn trong tham vọng gia nhập NATO", ông Tallis nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Cán cân quyền lực trên biển Baltic ra sao khi NATO kết nạp Thụy Điển?

    Cán cân quyền lực trên biển Baltic ra sao khi NATO kết nạp Thụy Điển?

    04:00, 15/07/2023

  • Quan hệ NATO - Ukraine sẽ thế nào sau thượng đỉnh Vilnius?

    Quan hệ NATO - Ukraine sẽ thế nào sau thượng đỉnh Vilnius?

    04:00, 13/07/2023

  • Nga tung

    Nga tung "quân cờ lương thực" gây khó Ukraine và phương Tây

    04:00, 16/07/2023

  • Nóng cuộc săn

    Nóng cuộc săn "kho báu" ngành công nghệ dưới đáy biển

    04:00, 14/07/2023

TRƯỜNG ĐẶNG