Chiến sự Nga - Ukraine: Gay cấn đường đua chủ trì hòa đàm
Sự thật là Mỹ và Trung Quốc đang âm thầm chạy đua cho kế hoạch chủ trì đàm phán hóa giải kết thúc chiến sự Nga - Ukraine.
>>Điều gì sẽ xảy ra khi đàm phán Nga- Ukraine liên tục bế tắc?
Ngày 19/7, đại diện thường trực phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc một lần nữa đề xuất giải pháp chính trị cho chiến sự Nga - Ukraine. Lời kêu gọi được nhấn mạng là “đề xuất riêng của Bắc Kinh”.
Ông Cảnh Sảng, quan chức Ngoại giao trẻ tuổi của Trung Quốc, Phó đại diện phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đưa ra nguyên tắc có phần đối lập với hành động của phương Tây, rằng “các biện pháp quân sự không thể giải quyết cuộc khủng hoảng Đông Âu”.
“Cho dù kéo dài bao lâu thì sau cùng, chiến sự Nga- Ukraine chỉ có thể được giải quyết thông qua các biện pháp chính trị. Bất kỳ giải pháp nào cho cuộc xung đột phải duy trì một khái niệm an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững”, ông Cảnh Sảng nhận định.
Khác với các quan chức phương Tây, người đại diện tại các tổ chức quốc tế có thể đề xuất ý kiến cá nhân, nhưng với Trung Quốc, khi phái viên của họ phát biểu trên trường quốc tế có thể hiểu đó là quan điểm chung, thống nhất của giới lãnh đạo tối cao của quốc gia này.
Có thể thấy, đến thời điểm này kế hoạch “12 điểm” của Trung Quốc là giải pháp toàn vẹn nhất, bám sát các quy tắc, luật lệ quốc tế. Sở dĩ kế hoạch này không được quan tâm là do Washington không muốn để mất “nhiệm vụ toàn cầu” vào tay đối thủ.
Sau khi kế hoạch “12 điểm” được Bắc Kinh đưa ra hồi năm ngoái không phát huy tác dụng, dù Moscow bày tỏ thái độ tán đồng nhưng phía Ukraine và đồng minh không ủng hộ.
Lần này, ông Cảnh Sảng gói gọn lại 4 điều kiện: Kêu gọi Nga, Ukraine ngồi vào bàn đàm phán; hạn chế tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng; giải quyết các vấn đề nhân đạo; đảm bảo an ninh, an toàn hạt nhân, đặc biệt tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia.
Phát biểu này cũng thuần túy chính trị, không có khả năng phá vỡ hàng loạt mâu thuẫn trên chiến trường cũng như giải quyết tình thế đối lập quan điểm mang tính hệ thống Đông - Tây mà đại diện là Trung Quốc và Mỹ.
>>"Hết cửa" đàm phán Nga - Ukraine?
Điều đó một lần nữa cho thấy Trung Quốc tìm mọi cách tranh giành ảnh hưởng trên bàn cờ chính trị rất nóng bỏng ở châu Âu, đặc biệt sau khi các quan chức Mỹ rốt ráo xúc tiến hội nghị “Thượng đỉnh hòa bình” mà không có sự tham gia của Moscow lẫn Bắc Kinh.
Những người trong cuộc như Tổng thống Putin, Tổng thống Zelensky, Tổng thống Mỹ và các chính trị gia hàng đầu ở Tây Âu rất nhiều lần “đánh tiếng” về khả năng gặp gỡ, đối thoại song phương và đa phương. Song, đến nay chưa có đột phá nào đáng kể. Vì sao?
Nguyên nhân lớn nhất là các bên thiếu hành động cụ thể tạo niềm tin cho đối phương và bị chi phối bởi chủ nghĩa phe phái. Ví dụ, Nga có thể thuận theo điều kiện của Trung Quốc nhưng Mỹ không chấp thuận; ngược lại các đề xuất trực tiếp của ông Biden với ông Putin bị Ukraine phản đối.
Sự nghi ngờ lẫn nhau giữa Điện Kremlin và Nhà trắng bao trùm lên mọi động thái. Gần nhất là sự đổ vỡ thảm hại của các cuộc tiếp xúc Nga - Ukraine ở Istanbul hồi tháng 3 và tháng 4 năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm