Mỹ có nguy cơ tụt hậu so với Trung Quốc về kỹ thuật phóng tên lửa

CẨM ANH 26/07/2023 03:00

Mặc dù dẫn đầu về ngành công nghiệp vũ trụ tinh vi nhất trên toàn cầu, nhưng Mỹ đang hụt hậu so với Trung Quốc trong một khía cạnh quan trọng.

>>Thị trường vũ trụ nghiêm khắc

Trong một báo cáo mới được công bố, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi tại Đại học Georgetown ở Washington cho biết, bằng cách phát triển các tên lửa tương đối nhỏ, di động, sử dụng nhiên liệu rắn, có thể cất cánh từ bệ di động thay vì bệ phóng, Trung Quốc đã nâng cao khả năng quan trọng được gọi là phóng vào không gian đáp ứng chiến thuật (TRSL) trong thập kỷ qua. Cho đến nay, Mỹ mới chỉ thực hiện một cuộc trình diễn TRSL và dự kiến cuộc thử nghiệm thứ hai vào cuối năm nay.

Trung Quốc đã hoàn tất quá trình phóng thử động cơ tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn thế hệ mới...

Trung Quốc đã hoàn tất quá trình phóng thử động cơ tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn thế hệ mới...

“Cả hai quốc gia đã đầu tư lớn trên không gian cho nhiều ứng dụng kinh tế, khoa học và quân sự", ông Sam Bresnick, đồng tác giả của báo cáo và là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới nổi tại Đại học Georgetown cho biết. Đặc biệt, chuyên gia này chỉ ra, khả năng thay thế nhanh chóng các vệ tinh bị hư hỏng hoặc bị phá hủy là một việc quan trọng của khả năng phục hồi không gian.

Ông Bresnick và đồng nghiệp của ông là chuyên gia Corey Crowell từ Lực lượng Vũ trụ Mỹ đã sử dụng dữ liệu có sẵn công khai để đánh giá các khía cạnh chính về tiến bộ của Trung Quốc trong khả năng phục hồi không gian trong 10 năm qua.

Các dữ liệu chỉ ra rằng, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng cấu trúc không gian của mình, phóng hàng trăm vệ tinh mới và ngày càng đa dạng quỹ đạo hoạt động. Mặc dù Mỹ đang đi trước Trung Quốc trong hầu hết các hoạt động, nhưng Bắc Kinh lại đang dẫn trước trong khả năng phóng nhanh, điều cần thiết khi các vệ tinh bị tấn công.

Kể từ năm 2002, Trung Quốc đã thiết kế và phóng khá nhiều tên lửa nhiên liệu rắn tương thích với các thiết bị phóng di động (TEL). Điều này có nghĩa là tên lửa có thể được mang trên một bệ di động có chức năng như một chiếc xe tải chuyên dụng đến bất kỳ khu vực bằng phẳng, trống trải nào, sau đó được dưng thẳng đứng để phóng đi.

Trong số các mẫu này, tên lửa Khoái Châu-1A của ExPace và Trường Chinh 11 do Học viện Công nghệ Phương tiện Phóng Trung Quốc phát triển là những phương tiện hiệu quả với khoảng 30 lần phóng thành công kể từ năm 2013.

Trong khi đó, ở Mỹ, các nhà phát triển phương tiện phóng đã ưu tiên sản xuất các tên lửa nhiên liệu lỏng lớn hơn, hiệu quả hơn, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng phóng rộng rãi. Hiện Mỹ chỉ có hai tên lửa nhiên liệu rắn là Pegasus XL và Minotaur, cả hai đều do Northrop Grumman sản xuất và dựa trên thiết kế từ ba thập kỷ trước. Cả hai đều không tương thích với TEL: Pegasus được phóng từ máy bay và Minotaur cần được phóng từ bệ phóng.

>> "Lộ diện" chiến thuật tấn công tinh vi của Trung Quốc trên vũ trụ

Tên lửa Khoái Châu 1A phóng tại sa mạc Gobi tuần trước. Ảnh: Xinhua

Tên lửa Khoái Châu 1A của Trung Quốc được phóng tại sa mạc Gobi tuần trước. Ảnh: Xinhua

Kể từ năm 2023, chính phủ Mỹ chỉ cung cấp phần nhỏ kinh phí cho việc phát triển các phương tiện phóng nhanh, ước tính khoảng 15 triệu đô la Mỹ vào năm 2021, 50 triệu đô la Mỹ vào năm ngoái và 50 triệu trong năm nay.

Các chuyên gia khuyến nghị, để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, chính phủ Mỹ có thể xem xét phát triển các chiến lược như tăng đầu tư và hợp tác với các công ty tư nhân và thúc đẩy quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ phóng thương mại để hình thành và duy trì các phương tiện phóng nhiên liệu lỏng cho TRSL. 

Trong thời gian tới, Phó giám đốc thiết kế của tên lửa Khoái Châu-1A, ông Zhai Haitao nói với CCTV, loạt tên lửa Kuaizhou-1A sẽ thực hiện thêm 8 đến 10 nhiệm vụ phóng vào nửa cuối năm 2023. “Chúng tôi cũng đang nỗ lực chuyển mô hình kinh doanh của mình từ người thực hiện đơn hàng sang ‘siêu thị tên lửa’, nhằm mục đích sản xuất hàng loạt và lưu trữ tên lửa, để khách hàng có thể chọn từ kho hàng của chúng tôi giống như mua sắm từ siêu thị", ông Zhai Haitao cho biết. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Mỹ muốn “rã băng” quan hệ với Trung Quốc?

    Vì sao Mỹ muốn “rã băng” quan hệ với Trung Quốc?

    04:30, 24/07/2023

  • Nga và Trung Quốc

    Nga và Trung Quốc "bắt tay" trong cuộc đua công nghệ lượng tử

    03:30, 24/07/2023

  • Biến đổi khí hậu hé mở

    Biến đổi khí hậu hé mở "lỗ hổng" an ninh lương thực Trung Quốc

    04:30, 20/07/2023

  • Trung Quốc vẫn hấp dẫn doanh nghiệp bán dẫn Mỹ

    Trung Quốc vẫn hấp dẫn doanh nghiệp bán dẫn Mỹ

    03:30, 20/07/2023

  • Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây lo ngại

    Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây lo ngại

    02:30, 18/07/2023

CẨM ANH