Nga và Trung Quốc "bắt tay" trong cuộc đua công nghệ lượng tử

Diendandoanhnghiep.vn Việc các nhà khoa học Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác trong công nghệ lượng tử được kỳ vọng sẽ mang đến những tiến bộ to lớn cho lĩnh vực này.

>> Vì sao Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực AI?

Nga đang thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc và các nước trong khối BRICS

Nga đang thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc và các nước trong khối BRICS về để phát triển lượng tử và công nghệ tương lai khác

Mới đây, phát biểu tại Diễn đàn Công nghệ Tương lai ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm chuyển đổi Nga thành nền kinh tế dựa trên dữ liệu vào năm 2030, trong đó máy tính lượng tử, mạng truyền thông, cảm biến và vệ tinh sẽ đóng vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của đất nước này.

“Chúng tôi đang phát triển hợp tác khoa học và công nghệ quốc tế trong điều kiện bị chính quyền và giới tinh hoa cầm quyền… của một số quốc gia tuyên bố phong tỏa đối với Nga. Nga đang phải đối mặt với áp lực và nỗ lực hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ. Đối thủ của chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ rút lui và đầu hàng, nhưng điều này sẽ không xảy ra. Nga sẽ chỉ tiến lên và đi theo con đường của riêng mình mà không tự cô lập mình với bất kỳ ai", ông Putin nhấn mạnh.

Trên thực tế, Nga đang đề xuất một nỗ lực chung để phát triển lượng tử và công nghệ tương lai khác thông qua BRICS, một nhóm các quốc gia mới nổi được thành lập vào năm 2009 bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khối này chiếm gần một nửa dân số thế giới và theo Tổng thống Putin, họ nắm giữ sức nặng kinh tế lớn hơn so với các nước phát triển G7.

Giới quan sát nhận định, các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu đang thúc đẩy một mối quan hệ hợp tác mới giữa các nhà khoa học ở Nga và Trung Quốc. Nhưng sự hợp tác trong lĩnh vực công nghệ lượng tử giữa Moscow và các quốc gia khác, đặc biệt là Bắc Kinh, có thể phức tạp, đầy thách thức và đôi khi mong manh do sự xáo trộn bên ngoài.

Công nghệ lượng tử chính là ngành khoa học khai thác sức mạnh của vật lý lượng tử để mang lại ứng dụng vào thực tiễn.  Nó có thể được sử dụng để tạo ra các máy tính cực nhanh, các công cụ liên lạc và do thám cực kỳ an toàn với hiệu suất chưa từng có để mang lại những thay đổi đột phá cho nền kinh tế, xã hội và các hoạt động quân sự.

Nhưng các nhà khoa học lượng tử cần rất nhiều thiết bị tiên tiến để tiến hành thí nghiệm. Không phòng thí nghiệm nào có thể tự chế tạo tất cả các thiết bị cần thiết. Điều này đặc biệt khó khăn đối với các nhà khoa học làm việc tại Nga, khi quốc gia này đang bị các nước phương Tây cấm vận gần như hoàn toàn.

Trước đây, các phòng thí nghiệm lượng tử của Nga chủ yếu lấy nguồn thiết bị từ phương Tây. Nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay sang Trung Quốc khi linh kiện của quốc gia này có chất lượng tương đối tốt với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với linh kiện từ phương Tây.

Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu to lớn trong công nghệ lượng tử, bao gồm vệ tinh lượng tử đầu tiên trên thế giới, mạng truyền thông lượng tử dài nhất trên đất liền và một số máy tính lượng tử mạnh nhất hiện có. Mặc dù quốc gia này cũng phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng những các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết lập một chuỗi cung ứng công nghệ lượng tử tương đối hoàn thiện tại quê nhà.

>> Thạm vọng mở rộng BRICS của Trung Quốc sẽ "phản tác dụng"?

Nguyên mẫu máy tính lượng tử Jiuzhang, có tính năng vượt trội so với máy tính thông thường về mọi mặt. Ảnh: Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc

Nguyên mẫu máy tính lượng tử Jiuzhang, có tính năng vượt trội so với máy tính thông thường về mọi mặt. Ảnh: Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc

Theo ông Ruslan Yunusov, đồng sáng lập Trung tâm Lượng tử Nga, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận đánh giá, sức mạnh của các nhà khoa học Nga trong lĩnh vực khoa học lượng tử đã bị đánh giá thấp.

“Không nhiều người biết, nhưng lĩnh vực vật lý lượng tử của Nga rất thành công và rất mạnh. Và tôi nghĩ đó là cơ sở cho những sự hợp tác này. Bây giờ chúng tôi có một số chương trình chung làm việc giữa Nga và Trung Quốc… và có thể sẽ có một số cuộc thảo luận ở cấp bộ trong năm nay giữa hai quốc gia về cách xây dựng một nền tảng làm việc chung", ông Yunusov nói.

Mặc dù vậy, việc hợp tác giữa Nga và Trung Quốc, hay rộng hơn là trong khối BRICS sẽ có những thách thức riêng. Trung Quốc hiện đã đi trước Nga 10 năm trong lĩnh vực này. Trong khi đó, Ấn Độ không có máy tính lượng tử và các nghiên cứu ở Brazil và Nam Phi cũng đang ở giai đoạn đầu.

Mặt khác, một số ý kiến cho rằng một số rào cản thể chế và chính trị có thể cản trở sự hợp tác giữa các nước này trong lĩnh vực công nghệ lượng tự. Nhưng theo ông Gennady Krasnikov, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga, sự hợp tác giữa Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác không phải để chiến đấu, mà là đoàn kết.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nga và Trung Quốc "bắt tay" trong cuộc đua công nghệ lượng tử tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714350778 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714350778 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10