BRICS mở rộng, chia đôi thế giới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 27/07/2023 04:30

Hơn 40 quốc gia bày tỏ nguyện vọng gia nhập nhóm BRICS - một tất yếu trong bối cảnh trật tự toàn cầu đang tái cấu trúc.

Hàng chục quốc gia bày tỏ nguyện vọng gia nhập khối BRICS

Hàng chục quốc gia bày tỏ nguyện vọng gia nhập khối BRICS

>>BRICS tung đòn soán ngôi “vua tiền tệ” của USD

BRICS - khối các quốc gia mới nổi, có 5 thành viên gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và gần một phần tư GDP của thế giới. Nhóm này đứng trước cơ hội mở rộng sau khi 20 quốc gia nộp đơn xin gia nhập và 20 nước khác đang thỏa thuận không chính thức về việc tham gia BRICS.

BRICS là một cơ cấu không giống như Hiệp định Thương mại, mà là nơi tập hợp các quốc gia cùng chung quan điểm lợi ích; các vấn đề toàn cầu, thiên về chính trị hơn kinh tế. Nhưng BRICS cũng không đặt nhiệm vụ cụ thể như Liên Hợp Quốc hay nhóm G7, G20.

Tuy vậy, xét trong bối cảnh các cấu trúc toàn cầu suy yếu, trật tự hiện hành lỗi thời; chủ nghĩa đa phương chững lại thì khối này có khả năng nổi lên và nắm giữ quyền lực không nhỏ.

Việc có tới 40 nước bày tỏ quan tâm đến BRICS đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ngày càng tăng. Nói đúng hơn, họ tin tưởng vào tương lai tươi sáng gắn liền với Trung Quốc và những cường quốc trẻ như Ấn Độ, Nam Phi và Brazil.

Dĩ nhiên khi BRICS có vài chục thành viên, khối này sẽ khác với hiện tại rất nhiều. Khi hội đủ tiềm lực, BRICS sẽ bắt tay hoạch định các vấn đề vĩ mô, xác lập tiêu chuẩn, quy tắc về thương mại, kinh tế, khoa học kỹ thuật, như Mỹ đã từng dẫn dắt thế giới sau Thế chiến II.

BRICS chủ yếu mang ảnh hưởng của Trung Quốc với tham vọng thay đổi luật chơi toàn cầu, hoặc chí ít có quyền thương lượng với Mỹ và đồng minh trong những vấn đề liên quan đến lợi ích sát sườn.

BRICS giúp tăng ảnh hưởng của Trung Quốc

BRICS giúp tăng ảnh hưởng của Trung Quốc

>>Nga xoay trục sang BRICS để "né đòn" của Mỹ và phương Tây

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, các thiết chế do Mỹ dẫn đầu không có chỗ cho đại đa số quốc gia đang phát triển. Nhiều thập kỷ nay, nhóm các nước phát triển hàng đầu do Mỹ chủ trì chỉ bớt chứ không thêm thành viên, minh chứng là Nga bị loại khỏi G8, G20 như là tổ chức khép kín.

Cùng với đó, rất nhiều diễn đàn cấp cao về tài chính, kinh tế, địa chính trị,… toàn cầu chủ yếu là sân khấu biểu diễn của giới tinh hoa phương Tây. Cuộc chơi hiện hành không công bằng, chỉ giành cho các nước lớn, các tổ chức lớn nơi có Mỹ và đồng minh tham gia.

Đại sứ Nam Phi Anil Sooklal - phụ trách quan hệ với BRICS nói: “Chúng tôi không muốn một thế giới có một hoặc hai siêu cường toàn cầu, sự phân bổ quyền lực như vậy sẽ gieo rắc sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế”.

Ông Sooklal nói thêm rằng, trong khi Liên Hợp Quốc vẫn chưa chịu bắt tay vào cải cách toàn diện để mang lại cho các nước đang phát triển tiếng nói lớn hơn trên trường quốc tế, BRICS đã vạch ra con đường riêng của mình để khắc phục vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao BRICS ngày càng hấp dẫn nhiều quốc gia?

    Vì sao BRICS ngày càng hấp dẫn nhiều quốc gia?

    03:30, 17/07/2023

  • Thạm vọng mở rộng BRICS của Trung Quốc sẽ

    Thạm vọng mở rộng BRICS của Trung Quốc sẽ "phản tác dụng"?

    04:00, 25/06/2023

  • Đồng tiền chung của BRICS dễ thành hiện thực?

    Đồng tiền chung của BRICS dễ thành hiện thực?

    04:30, 11/04/2023

  • BRICS tung đòn soán ngôi “vua tiền tệ” của USD

    BRICS tung đòn soán ngôi “vua tiền tệ” của USD

    04:30, 08/04/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ