Lộ diện trung gian hòa giải tiềm năng cho chiến sự Nga - Ukraine

CẨM ANH 03/08/2023 04:00

Bằng cách đảm nhận vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, Ấn Độ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại rất cần thiết giữa các bên tham chiến.

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Cú "bẻ lái" bất ngờ của Ấn Độ

Thủ tướng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã kích động các nước phương Tây và truyền cảm hứng cho hành động phối hợp để bảo vệ một quốc gia dân chủ, nhưng nó đã không gây được tiếng vang ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Một loạt các kế hoạch hòa giải chiến sự từ các quốc gia ở Nam bán cầu với các sáng kiến riêng biệt đang được Brazil, Indonesia và một nhóm các quốc gia châu Phi thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà quan sát phương Tây có xu hướng bác bỏ những đề xuất này hoặc không chú ý nhiều đến chúng. Ngay cả các quan chức Nga và Ukraine đều bác bỏ nhiều khía cạnh của kế hoạch vì nếu theo kế hoạch đó, họ sẽ phải nhượng bộ quá nhiều cho bên kia.

Nhưng giới quan sát cho rằng, Ấn Độ, với tư cách là một cường quốc quan trọng được cả Nga và Ukraine săn đón kể từ khi bắt đầu chiến tranh, có một vai trò ở đây. Việc New Delhi từ chối công khai lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã cho phép nước này duy trì mối quan hệ tích cực với Moscow. Trong khi đó, quan hệ của quốc gia này với Ukraine cũng đã ấm lên trong năm qua.

Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản vào cuối tháng 5, ông Modi đã đảm bảo rằng, Ấn Độ sẽ làm “mọi thứ có thể” để giúp chấm dứt chiến tranh.

Cuộc gặp giữa ông Modi và ông Zelensky đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý trong cách tiếp cận của Ấn Độ đối với Ukraine. Trong vài tháng qua, New Delhi đã thực hiện các bước cho thấy họ cuối cùng đã bắt đầu đối phó với Ukraine một cách nghiêm túc, bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại giữa ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, và Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ Ajit Doval.

Trước đây, việc Ấn Độ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga sau khi chiến sự nổ ra đã thu hút sự chú ý của toàn cầu và kích động sự mất kiên nhẫn của phương Tây. Tuy nhiên, hiện nay Ấn Độ đang thực hiện một chiến thuật khác.

>>Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Theo ông Happymon Jacob, Phó Giáo sư về Ngoại giao và Giải trừ Quân bị tại Đại học Jawaharlal Nehru, sự thay đổi của Ấn Độ là tổng hòa của một số yếu tố, bao gồm mong muốn của Thủ tướng Modi trong việc thể hiện mình là một chính khách toàn cầu hướng tới cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024; mối lo ngại ngày càng tăng của Ấn Độ về tham vọng của Trung Quốc, và nhu cầu cấp thiết phải cân bằng trong mối quan hệ giữa các đối tác của Ấn Độ.

"Không có gì đáng ngạc nhiên khi một cường quốc không phải phương Tây lại quan tâm đến chiến sự Nga - Ukraine như vậy. Cho đến nay, các thỏa thuận có ý nghĩa nhất được ký kết giữa Nga và Ukraine trong chiến tranh đều do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Các sáng kiến được hỗ trợ bởi các nước phương Tây hoặc Trung Quốc chắc chắn sẽ bị nghi ngờ. Do đó, Ấn Độ sẽ là trung gian sáng giá để hoà giải xung đột Nga- Ukraine", ông Happymon Jacob nhận định.

Vào tháng 9/2023, Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20. Điều này có thể giúp quốc gia này thể hiện năng lực lãnh đạo của mình bằng cách gợi ý và hướng dẫn tiến hành các cuộc trao đổi ngoại giao giữa Nga, Ukraine và các đối tác của họ bằng cách khuyến khích và tạo điều kiện đối thoại giữa các bên về một loạt các vấn đề cấp thấp.

Khi tham vấn với các đối tác, New Delhi cũng có thể xác định các vấn đề quan trọng mà các quan chức Ukraine và Nga có thể giải quyết nhằm mục đích xây dựng lòng tin và cung cấp cứu trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Cả hai bên có thể quan tâm đến việc thảo luận các vấn đề như đối xử nhân đạo với tù nhân, sơ tán dân thường khỏi các khu vực giao tranh dữ dội, sắp xếp các lệnh ngừng bắn tạm thời để bảo vệ người dân..

Việc cố gắng đảm nhận một vai trò như vậy sẽ cho phép chính phủ Modi nhắc nhở thế giới rằng Ấn Độ là một cường quốc quan trọng. Ấn Độ đang tìm cách khẳng định mình là một cực trong hệ thống quốc tế đa cực, và việc can thiệp theo cách này vào cuộc chiến ở Ukraine sẽ nhấn mạnh khả năng của quốc gia này trong việc giúp duy trì trật tự toàn cầu.

Điều này càng quan trọng hơn đối với Ấn Độ vào thời điểm Trung Quốc cũng đang tìm cách thể hiện mình là một nhà kiến tạo hòa bình quốc tế. New Delhi không muốn chiến tranh khiến Moscow bị vùi dập và suy yếu, mà ngược lại, muốn duy trì một nước Nga mạnh có thể củng cố tính đa cực ở châu Á và ngăn chặn quyền bá chủ của Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

  • Bài học cho Ukraine sau 8 tuần phản công

    Bài học cho Ukraine sau 8 tuần phản công

    04:10, 31/07/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine "vỡ mộng" máy bay F16?

    04:00, 29/07/2023

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Sức ép lớn với ông Joe Biden

    Chiến sự Nga - Ukraine: Sức ép lớn với ông Joe Biden

    04:30, 28/07/2023

  • Điều gì khiến đồng minh Ba Lan

    Điều gì khiến đồng minh Ba Lan "quay lưng" với Ukraine?

    04:00, 27/07/2023

  • Chiến sự Nga – Ukraine: “Hé lộ” thế khó phản công của Ukraine

    Chiến sự Nga – Ukraine: “Hé lộ” thế khó phản công của Ukraine

    03:30, 26/07/2023

CẨM ANH