Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XV): "Bài kiểm tra" tham vọng hùng cường

TRƯỜNG ĐẶNG 27/08/2023 04:00

Những trở lực đang kéo lùi đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được xem như một "bài test" cho chính quyền của ông Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình đối mặt với bài kiểm tra thực thụ về kinh tế

Ông Tập Cận Bình đối mặt với bài kiểm tra thực thụ về kinh tế

>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIV): Những tác động khó lường đến thế giới

Suy thoái kinh tế có vẻ như đang tìm tới Trung Quốc. Giảm phát, nhu cầu tiêu dùng thấp, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao, cùng một loạt thách thức trong lĩnh vực bất động sản đang là những bài toán lớn cho giới chức ở Bắc Kinh.

Còn trong mắt các nhà quan sát quốc tế, những thách thức này chính là một "bài kiểm tra" về sức mạnh thực sự của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Khả năng thích ứng với khó khăn

Trước hết, Trung Quốc phải chứng tỏ khả năng thay đổi cục diện của mình trước khó khăn. Không phải bất ngờ khi trong bối cảnh suy thoái toàn cầu bao trùm, nhiều nhà kinh tế đặt kỳ vọng lớn vào nền kinh tế Trung Quốc khi nước này mở cửa nền kinh tế sau thời gian dài "bế quan toả cảng" vì COVID-19.

Trung Quốc không chỉ là thị trường 1,4 tỷ dân với mức thu nhập ngày càng tăng, mà còn là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 quốc gia, và là động lực lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chưa kể, Trung Quốc cũng là hạt nhân kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nơi được dự báo sẽ đóng góp 67% vào tăng trưởng GDP thế giới trong năm 2023.

Nếu khủng hoảng kinh tế không thể ngăn chặn, điều đó sẽ chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc không mạnh mẽ như chính quyền Bắc Kinh tuyên bố. Đồng thời, đó cũng là đòn giáng mạnh vào tham vọng “tự lực tự cường về kinh tế” mà các lãnh đạo Trung Quốc đưa ra gần đây nhằm nắn gân đối thủ trong cuộc chiến tranh thương mại vẫn đang nóng lên từng ngày.

Niềm tin vào vị thế Trung Quốc

Bên cạnh đó, đây sẽ là một bài “test” về sự tự tin của Trung Quốc vào vị thế đang lên của mình. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong suốt một thập kỷ cung cấp cho Bắc Kinh đòn bẩy để mở rộng ảnh hưởng ra các lĩnh vực khác.

Trung Quốc khó khăn kinh tế đúng lúc vị thế quốc tế đang mở rộng

 Sau khi BRICS kết nạp thêm 6 thành viên, Bắc Kinh được cho là đang tiến gần đến khả năng triển khai một mạng lưới các quốc gia sử dụng đồng Nhân Dân Tệ để trao đổi hàng hóa

Năm 2023, nước này duyệt chi gần 225 tỷ USD cho các hoạt động quân sự, tăng hơn gấp đôi so với 10 năm trước. Và đây cũng là năm thứ 29 liên tiếp nước này gia tăng ngân sách quốc phòng.

Hầu bao rủng rỉnh cũng giúp Chủ tịch Tập Cận Bình tự tin theo đuổi chương trình BRI tốn kém nhằm thiết lập dòng chảy thương mại của riêng Trung Quốc trong thế kỷ mới, dù nhiều chuyên gia cảnh báo về các nguy cơ đến từ tiêu chuẩn thấp của nó. 

>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIII): Nợ tăng vọt, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Theo dữ liệu từ Trường Kennedy Havard và Ngân hàng Thế giới, từ 2008-2021, Trung Quốc đã cho 22 quốc gia đang phát triển vay khoản tiền khổng lồ lên tới 240 tỷ USD. Sự hào phóng của Trung Quốc theo sáng kiến BRI lớn đến mức Italy – một thành viên EU - cũng bị cuốn theo, dù mới đây chính quyền mới đã đe dọa từ bỏ nó.

Vậy nên, bất ổn kinh tế Trung Quốc cũng đồng nghĩa với cam kết tài chính, mà Trung Quốc dành cho BRI và các sáng kiến khác như BRICS, trở nên mơ hồ hơn. Một biểu hiện của sự “mất tự tin” là gần đây Trung Quốc đã bắt đầu siết chặt lại các dòng đầu tư nước ngoài khi chứng kiến các khoản nợ xấu bắt đầu tăng lên. Thậm chí, Bắc Kinh cũng phải kêu gọi IMF và WB tham gia vào quá trình giảm nợ.

Tờ Wall Street Journal từng nhận xét: "Sau gần một thập kỷ thúc ép các ngân hàng Trung Quốc hào phóng cho vay, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang thảo luận về chương trình siết chặt cho vay, được gọi là BRI 2.0. Mục đích đánh giá chặt chẽ hơn các dự án mới để cấp vốn".

Suy thoái kinh tế cũng rơi vào thời điểm “không đúng lúc” với Trung Quốc khi nước này đang triển khai nhiều tham vọng với BRICS. Sau khi BRICS kết nạp thêm 6 thành viên, Bắc Kinh được cho là đang tiến gần đến khả năng triển khai một mạng lưới các quốc gia sử dụng đồng Nhân Dân Tệ để trao đổi hàng hóa – một mốc dấu lịch sử cho tiến trình phi đô-la hóa trên toàn cầu.

Năng lực lãnh đạo kinh tế 

Dưới thời ông Tập, Trung Quốc đã “tăng gấp đôi vai trò của Đảng Cộng sản như một phương tiện để giám sát nền kinh tế”, theo ông Henry M. Paulson, Chủ tịch Viện Paulson, cựu Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ và Giám đốc điều hành của Goldman Sachs.

Bất động sản và thất nghiệp giới trẻ là những bài toán không dễ giải quyết của Trung Quốc

Bất động sản và thất nghiệp giới trẻ là những bài toán không dễ giải quyết của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không thể vực dậy nền kinh tế, hệ tư tưởng của ông Tập – với trọng tâm là an ninh và ổn định quốc gia – có thể sẽ trở nên lung lay. Lâu nay, sự cứng rắn của chính quyền Bắc Kinh đối với các lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp và đầu tư nước ngoài đã gây tổn hại nặng nề đến tinh thần khởi nghiệp của người dân Trung Quốc, đặc biệt là trong giới trẻ, theo các chuyên gia.

Theo ông Paulson, một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng và kéo dài sẽ buộc Trung Quốc phải xem xét việc có nên can dự nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh, phân bổ các nguồn lực kinh tế, hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu kinh tế hay sử dụng lý do an ninh quốc gia để cản trở công việc kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chứng minh họ có thể thay đổi hướng đi, thể hiện qua việc đột ngột đảo ngược chính sách “zero- Covid” hay vực dậy thành công nền kinh tế từ khủng hoảng 2008. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, con đường để hoàn thành “bài test” mới này sẽ không hề dễ dàng.

Có thể bạn quan tâm

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?

    12:00, 21/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn

    04:30, 21/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát

    05:00, 20/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

    03:20, 20/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế

    05:10, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"

    04:00, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài "khủng hoảng niềm tin"

    02:45, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị

    05:10, 18/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do "cỗ xe" kinh tế bị trục trặc

    03:15, 18/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ "lỗi hẹn" mục tiêu tăng trưởng

    04:45, 17/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?

    03:35, 17/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt "cơn gió ngược"

    14:17, 14/08/2023

TRƯỜNG ĐẶNG