Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?

Diendandoanhnghiep.vn Dưới con mắt của các nhà phân tích phương tây, thế hệ tương lai của nền kinh tế Trung Quốc dường như đang “vỡ mộng”.

Tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ cao kỷ lục đặt ra nhiều câu hỏi cho chính phủ Trung Quốc

Tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ cao kỷ lục đặt ra nhiều dấu hỏi cho chính phủ Trung Quốc

Từ khi mở cửa với phương Tây từ năm 1985, Trung Quốc đã trải qua vài thập kỷ giao lưu cả về kinh tế lẫn văn hóa với các cường quốc kinh tế phương Tây. Điển hình nhất là Mỹ, nơi nhiều người trẻ Trung Quốc mong muốn được đi du lịch và học tập, coi đó là cột mốc trong sự nghiệp.

>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"

Không chỉ người dân, chính phủ ở Bắc Kinh cũng coi các nền khoa học phương Tây là nơi họ gửi gắm những hạt giống đến để học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm, với kỳ vọng rằng ngày nào đó họ sẽ trở về để cống hiến cho các chiến lược mà chính quyền Trung Quốc đã vạch ra nhằm đưa đất nước trở thành một cường quốc.

Rõ ràng nhất là Chương trình Một ngàn Nhân tài vào năm 2008 nhằm xây dựng và thu hút những bộ óc lỗi lạc nhất của Trung Quốc về đại lục. Sau một thập kỷ, ước tính đã có khoảng 7.000 người được chính phủ thu hút và đưa về làm việc. Công thức “học giỏi – thành danh ở phương Tây – về nước làm việc” có thể nói đã trở thành hình mẫu cho giới trẻ Trung Quốc, những người thuộc thế hệ sinh từ 1990 cho tới 2000.

Vậy nhưng, nguồn nhân lực lại đang là “cơn ác mộng” thực sự đối với nền kinh tế Trung Quốc vốn đang trì trệ. Tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi ở các thành phố đã là hơn 21%—một con số đáng thất vọng đến nỗi đầu tháng 8 này, Bắc Kinh đã phải ngừng công bố dữ liệu để chờ xem xét.

Chuyện gì đang xảy ra?

Với các nhà phân tích, có nhiều nguyên nhân tổng hợp gây ra tình trạng thất nghiệp tăng cao ở giới trẻ Trung Quốc, nhưng trước hết phải nói tới sức ép để có thể “tồn tại” ở các thành phố lớn của người trẻ hiện đang quá sức chịu đựng.

Tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc đã lên mức kỷ lục

Tỉ lệ thất nghiệp ở giới trẻ Trung Quốc đã lên mức kỷ lục (Ảnh: NBS)

Mặc dù vẫn duy trì niềm tin vào sự lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc, nhưng nhiều sinh viên Trung Quốc đang phải đối mặt với thực tế khó khăn hơn nhiều. Ví dụ như kỹ năng mà họ đã dành nhiều năm để học không phù hợp với những kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn, khiến nhiều người trẻ lạc lối trong việc xác định sự nghiệp.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh công việc ngày càng cao khiến cơ hội việc làm giảm đi tại các thành phố lớn của Trung Quốc. Cùng với đó, giá bất động sản tăng cao ngất ngưởng trong nhiều năm đã dập tắt hy vọng mua nhà và lập gia đình của thế hệ trẻ. Thậm chí, giá thuê nhà cũng liên tục thay đổi theo chiều hướng gia tăng và tạo thêm áp lực.

Trong tâm trạng u ám đó, thế hệ trẻ Trung Quốc cũng chỉ có ít không gian để bày tỏ nỗi lòng. Kể từ năm 2012, chính phủ đã siết chặt internet, với việc hạn chế các thông tin đi ngược lại lời kêu gọi “thanh niên phải cứng cỏi lên”. Để trốn tránh các từ khóa nhạy cảm, các thanh niên vỡ mộng thường nói về tangping (nằm bẹp) và bailan (để nó thối rữa) để chia sẻ các tâm sự. Dù không chính thức, nhưng nó đồng nghĩa với từ bỏ.

Thông điệp sai lầm của Trung Quốc?

Xu hướng ủ rũ có lẽ không chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Các khảo sát ở Mỹ cho người từ 18-34 tuổi cũng cho thấy 50% người được khảo sát nói rằng họ thiếu niềm tin vào tương lai, hoặc im lặng bỏ cuộc. Thế nhưng, ở đất nước có tới 360 triệu người trong độ tuổi 16-35, đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng.

Ít việc làm, chi phí sinh hoạt và giá bất động sản tăng cao là một số nguyên nhân khiến giới trẻ Trung Quốc chán nản

Ít việc làm, chi phí sinh hoạt và giá bất động sản tăng cao là một số nguyên nhân khiến giới trẻ Trung Quốc chán nản

Trung Quốc lâu nay đã nhận ra điều đó khi chứng kiến tốc độ già hóa tăng nhanh. Để đạt mục tiêu phục hưng sự vĩ đại của Trung Hoa, chính phủ Trung Quốc ra sức thúc giục người trẻ kết hôn, sinh con và phấn đấu làm ăn. Họ kêu gọi giới trẻ tránh xa những trò giải trí bị coi là vô bổ (như trò chơi điện tử) để học những ngành khoa học khó nhằn. Thậm chí, họ còn muốn nhiều thanh niên làm việc trong các nhà máy hơn để nâng cấp ngành sản xuất lên một tầm cao mới.

Nhưng số liệu mới nhất và các khảo sát độc lập đang cho thấy điều ngược lại. Không phải là người trẻ Trung Quốc muốn cách mạng, họ chỉ từ chối những tham vọng của mình, theo các chuyên gia. Trong một thế giới đề cao sự hài hòa giữa sở thích cá nhân và công việc, những đòi hỏi phục vụ lợi ích tập thể và từ bỏ các nguyện vọng cá nhân của Trung Quốc dường như đang phản tác dụng.

Lấy ngành công nghệ là một ví dụ, đây đã luôn được xem là giấc mơ của các sinh viên Trung Quốc khi mới ra trường. Một môi trường sáng tạo, năng động và kiếm ra tiền với hình mẫu của Alibaba hay ByteDance (chủ sở hữu TikTok) đã thôi thúc nhiều thanh niên đeo đuổi ngành công nghệ và giải trí. Thế nhưng, các hạn chế ngày càng sâu sắc của Trung Quốc nhắm tới ngành này đang gây ra những tác động không nhỏ tới tâm lý thế hệ lao động tương lai.

>> 2 mối đe dọa lớn với ngành chip trăm tỷ đô của Mỹ

Theo các chuyên gia, thay vì ép buộc giới trẻ đi theo các con đường được chính quyền Trung Quốc vạch sẵn, Trung Quốc nên tạo điều kiện hoặc ít nhất là tôn trọng các công việc mà họ lựa chọn, như nghệ sĩ âm nhạc, nhà thiết kế, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer) hay nhà thiết kế game. Bởi trong một thời đại mới, áp dụng những khuôn mẫu của quá khứ để bắt người trẻ “giác ngộ” là điều không dễ để thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714223786 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714223786 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10