ASEAN - tương lai kinh tế rộng mở

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/09/2023 04:30

Các chủ đề lớn tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 có thể là môi trường tốt để khu vực có thể hợp tác đa phương, cân bằng quan hệ với các cường quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Jakatar dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Jakatar dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43

>>"Tâm chấn" tăng trưởng ASEAN

Hội nghị cấp cao ASEAN tại Indonesia diễn ra từ 4-7/9 sẽ thảo luận 16 sáng kiến ưu tiên kinh tế, chương trình nghị sự dày đặc và trọng tâm nhất từ trước tới nay. Hội nghị này sẽ trực tiếp truyền tải thông điệp của khu vực, hoạch định lộ trình cho 20 năm tới.

Ưu tiên kinh tế của ASEAN thuộc ba “động lực chiến lược”, cụ thể là: tái thiết và phục hồi -  tái thiết tăng trưởng khu vực thông qua việc kết nối thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh; kinh tế kỹ thuật số, đẩy nhanh chuyển đổi số và tham gia kinh tế số một cách bao trùm và phát triển bền vững, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững với một tương lai bền bỉ.

Bên cạnh đó, đại diện Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nga, Liên Hợp Quốc, Canada cũng có mặt tại Jakarta. Indonesia cũng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và đầu tư ASEAN cùng Diễn đàn ASEAN Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AIPF).

Kể từ sau đại dịch COVID-19, ASEAN là khu vực trở lại năng động nhất, với hàng loạt chương trình gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao, là điểm đến của nhiều nguyên thủ hàng đầu. Điều đó cho thấy vai trò của ASEAN - đứng trước cơ hội trở thành “tâm chấn tăng trưởng” toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN xác định “ưu tiên kinh tế” là lựa chọn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Bởi vì chỉ có kinh tế mới tạo ra “sân chơi” chung cho tất cả; vì lợi ích kinh tế có tác dụng xoa dịu căng thẳng chính trị, ngoại giao.

Có thể thấy rằng, diễn biến ngày càng xấu trong quan hệ Trung - Mỹ tại châu Á gián tiếp đặt lên vai ASEAN trọng trách “cân bằng quan hệ” và cũng là dịp để các quốc gia trong khu vực định hình lại chính sách đối ngoại: đoàn kết, đa phương, lấy kinh tế làm trọng tâm.

Để tạo ảnh hưởng, các cường quốc bắt đầu rót vốn vào ASEAN, nâng cấp quan hệ ngoại giao, chìa ra nhiều chương trình hợp tác: xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế số, tự do hóa thương mại, đầu tư. Dĩ nhiên, cấu trúc hợp tác mới luôn kèm theo điều kiện.

ASEAN BAC dành thời lượng lớn thảo luận về kinh tế

ASEAN BAC dành thời lượng lớn thảo luận về kinh tế

>>ASEAN - BAC 2023: Dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy mạnh vào ASEAN

Ví dụ, chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương của Mỹ công bố hồi tháng 11 năm ngoái gồm 5 trụ cột, rất nhiều mục tiêu có xu hướng mâu thuẫn với Trung Quốc. Đơn cử, trụ cột “Tự do và rộng mở” cho rằng: “bảo đảm các vùng biển và vùng trời được quản trị và sử dụng theo luật pháp quốc tế”.

Trong một phát biểu mới nhất trong cuộc tiếp đón Thủ tướng Singapore tại Bắc Kinh ngày 12/8, Ngoại trưởng Vương Nghị nói rằng: “Mỹ mới là nguồn cơn bất ổn lớn nhất”, ông dẫn chứng: “Ngoài động cơ duy trì quyền bá chủ đơn cực, Mỹ không muốn nhìn thấy sự phát triển và vươn lên của Trung Quốc cũng như các nước mới nổi khác”.

Bối cảnh tại nhiều quốc gia ASEAN chưa cho phép thu nạp hoàn toàn chiến lược của Mỹ; cũng không thể chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Suy đến cùng, chỉ có đa phương hóa dựa trên ưu tiên kinh tế mới có thể làm hài hòa quan hệ nhiều bên.

Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh tại sự kiện

Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh tại ASEAN BIS 2023

Hơn nữa, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khôn ngoan chọn lựa các lĩnh vực mang tính thời đại, cùng tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho “phát triển bền vững” để phù hợp với tầm nhìn của các cường quốc, đó cũng là điểm chung duy nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì sao?

Cho dù hai siêu cường hàng đầu thế giới ngày càng rời xa nhau, nhưng mục đích của họ chỉ có một: Chạy đua thống trị công nghệ tương lai, như pin xe điện, chất bán dẫn, chinh phục vũ trụ; làm chủ chuỗi cung ứng hàng hóa, tài chính, tiền tệ; tài nguyên mới.

ASEAN là nơi hội tụ của mục đích trên, hiện có đủ điều kiện để trở thành khu vực đảm nhiệm vai trò “công xưởng toàn cầu”; hình thành trung tâm năng lượng tái tạo; nơi có thể đặt nhà máy sản xuất chip; trung tâm R&D cho các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới,…

Có thể bạn quan tâm

  • ASEAN BIS 2023: Tìm giải pháp kích thích kinh doanh và đầu tư ASEAN

    ASEAN BIS 2023: Tìm giải pháp kích thích kinh doanh và đầu tư ASEAN

    18:39, 03/09/2023

  • "Tâm chấn" tăng trưởng ASEAN

    03:03, 03/09/2023

  • ASEAN - BAC 2023: Dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy mạnh vào ASEAN

    ASEAN - BAC 2023: Dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy mạnh vào ASEAN

    17:40, 02/09/2023

  • ASEAN-BAC 2023: Khai mở không gian hợp tác mới trong hội nhập kinh tế ASEAN

    ASEAN-BAC 2023: Khai mở không gian hợp tác mới trong hội nhập kinh tế ASEAN

    20:09, 01/09/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ