ASEAN BIS 2023: Tìm giải pháp kích thích kinh doanh và đầu tư ASEAN

TRƯỜNG ĐẶNG 03/09/2023 18:39

Ngày đầu tiên trong chuỗi hội thảo của ASEAN BIS 2023 đã tập trung vào thảo luận về các hành động chính sách nhằm kích thích kinh doanh và đầu tư trong ASEAN.

>>"Tâm chấn" tăng trưởng ASEAN

Các nhà lãnh đạo ASEAN và thế giới đã tập hợp tại ASEAN BIS để thảo luận các vấn đề kinh tế quan trọng

Các nhà lãnh đạo ASEAN và thế giới đã tập hợp tại ASEAN BIS để thảo luận các vấn đề kinh tế quan trọng

Ngày 3/9, tại Jakarta, Indonesia, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2023 đã diễn ra ngày họp đầu tiên, tập trung vào thảo luận về nhu cầu cấp bách phải hành động chính sách nhằm kích thích kinh doanh và đầu tư trong ASEAN.

Chương trình đã nêu lên vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy đối thoại toàn cầu và khu vực liên quan tới Chuyển đổi kỹ thuật số, Phát triển bền vững, Khả năng phục hồi sức khỏe, An ninh lương thực, Tạo điều kiện thuận lợi thương mại và đầu tư.

Ông Arsjad Rasjid, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), Zulkifli Hasan, Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia hay TS. Kao Kim Hourn , Tổng thư ký ASEAN đã có những bài phát biểu khai mạc chương trình.

Tại phiên đầu tiên với chủ đề: Sự trỗi dậy của ASEAN và sự tái lập trật tự toàn cầu, các nhà chính sách hàng đầu đã thảo luận về tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình lại trật tự toàn cầu. Qua đó, khẳng định vị thế ngày càng to lớn của ASEAN trong sự thay đổi cán cân trật tự toàn cầu giữa bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cường quốc.

Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh tại sự kiện

Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh tại sự kiện

Phiên thứ hai tập trung vào các vấn đề của ASEAN: Khả năng phục hồi và ổn định trong nền kinh tế toàn cầu đầy bất ổn. Trong bối cảnh thế giới đang trong tình trạng thay đổi liên tục và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, sự ổn định và an ninh trở thành tài sản vô giá trong nền kinh tế toàn cầu. Với khu vực đang ở giai đoạn quan trọng trong phát triển kinh tế, phiên thảo luận này đã nêu bật sự ổn định, an ninh và vai trò ngày càng phát triển của ASEAN với tư cách là trung tâm của sự tăng trưởng.

Ngày làm việc đầu tiên được chú ý với các phiên họp chính sách. Phiên thứ nhất: Cường quốc kỹ thuật số của ASEAN ở trục kết nối và chuyển đổi số nhanh chóng trên khắp Đông Nam Á”, tập trung vào tiềm năng cải thiện năng suất kinh doanh cho hàng triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới liền mạch và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính tới những nhóm dân cư không được phục vụ đầy đủ. Phiên họp Chính sách đã bàn về bối cảnh số hóa hiện nay trên khắp Đông Nam Á và tiềm năng của nó trong việc tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới liền mạch và mở rộng các dịch vụ tài chính toàn diện cho những nhóm dân cư chưa được phục vụ đầy đủ.

Trong khi đó, phiên thứ hai về chủ đề “Khử cacbon ở Đông Nam Á: Vạch ra lộ trình của ASEAN hướng tới Tương lai không có khí thải” nhằm đáp ứng các mục tiêu đầy tham vọng về khí hậu ở cả cấp quốc gia thành viên và với tư cách là một khối, đòi hỏi ASEAN phải phát triển sự hiểu biết chung và khuôn khổ cho Net Zero. Việc sử dụng các công cụ tài chính đổi mới có thể hướng đầu tư vào các dự án có tác động cao đang thiếu vốn và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi công bằng và hợp lý cho khu vực.

Phiên họp chính sách thứ ba với chủ đề: Vươn tới khả năng phục hồi: Nuôi dưỡng sức khỏe trong Cộng đồng ASEAN đã bàn về các Kinh nghiệm chống COVID-19, cũng như các đợt bùng phát trước đó như SARS năm 2003 và H1N1 năm 2009. Điều này vô cùng quan trọng cần thiết phải phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe và quản trị khu vực trong một khu vực có tính liên kết cao.

Việc đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách công bằng và toàn diện đòi hỏi các chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác phải thiết kế và thực hiện các biện pháp chiến lược có thể giải quyết những chênh lệch và lỗ hổng hiện có trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khả năng phục hồi sức khỏe không chỉ đóng vai trò là biện pháp phòng ngừa trước các đại dịch tiếp theo mà còn là cách để ASEAN cung cấp dịch vụ chăm sóc bền vững và chất lượng cao cho 600 triệu dân số của mình.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu ASEAN đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng

Các nhà lãnh đạo hàng đầu ASEAN đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng

Phiên họp chính sách thứ 4 với chủ đề: Tương lai của ASEAN trong trật tự thương mại toàn cầu đang thay đổi. Các chuyên gia đã đề ra những giải pháp tạo thuận lợi thương mại góp phần hướng tới mục tiêu hội nhập ASEAN thành một thị trường liền mạch cho hàng hóa và dịch vụ. Đồng thời, thúc đẩy thương mại nội khối ASEAN trên nhiều lĩnh vực khác nhau và nâng cấp các hiệp định thương mại để đây trở thành chìa khóa để mở ra những cơ hội xuất hiện từ các hành lang kinh tế mới.

>> ASEAN - BAC 2023: Dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy mạnh vào ASEAN

Được tổ chức bởi Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), hội nghị tăng cường tiếng nói của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy cải cách chính sách và định vị ASEAN ở trung tâm của sự liên kết kinh tế toàn cầu. Sự kiện đã quy tụ hơn 2000 lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, CEO, lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn đa quốc gia và khu vực.

Một thập kỷ trở lại đây, ASEAN đã nổi lên như một trong những tổ chức khu vực khả thi và thành công nhất, tự hào về vai trò là một chủ thể chủ chốt của khu vực, đồng thời tạo ra cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế và an ninh khu vực được nắm bắt theo khái niệm “tính Trung tâm ASEAN”. Kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực, duy trì ổn định và đạt được những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế và tiến bộ công nghệ.

Được thúc đẩy bởi sự ổn định chính trị, hội nhập khu vực và tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng, ASEAN mang lại cơ hội kinh doanh lớn cùng với môi trường đầu tư tương đối ổn định cũng như lực lượng lao động trẻ. Khi trật tự thế giới tiếp tục thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, khái niệm về vai trò trung tâm của ASEAN ngày càng được khẳng định là động lực cho tăng trưởng kinh tế sôi động của khu vực.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI-HCM cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng vào

    VCCI-HCM cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng vào "nhà máy thông minh"

    17:46, 30/08/2023

  • VCCI tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 6, khóa VII

    VCCI tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 6, khóa VII

    12:07, 30/08/2023

  • Cà phê doanh nhân VCCI Hải Phòng: Nơi doanh nghiệp giao lưu và kết nối

    Cà phê doanh nhân VCCI Hải Phòng: Nơi doanh nghiệp giao lưu và kết nối

    08:52, 26/08/2023

  • VCCI hỗ trợ DNNVV tăng cường sự hiện diện trên kênh trực tuyến

    VCCI hỗ trợ DNNVV tăng cường sự hiện diện trên kênh trực tuyến

    15:05, 25/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ASEAN BIS 2023: Tìm giải pháp kích thích kinh doanh và đầu tư ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO