Ba vấn đề “nóng” với ASEAN
Với ASEAN, thách thức đã lộ diện cùng lúc với cơ hội, giải quyết được thách thức là con đường duy nhất để hiện thực hóa cơ hội của khu vực.
>> ASEAN - tương lai kinh tế rộng mở
Như một quy luật của lịch sử, vùng đất nào giàu tiềm năng thì nơi ấy cũng đầy rẫy nguy cơ phát sinh bất ổn. Đông Nam Á không ngoại lệ, từ lâu các nhà lãnh đạo, chuyên gia đã nhận thức được các biến động khó lường trong khu vực.
Thứ nhất là khả năng quốc tế hóa các vấn đề vốn dĩ mang tính toàn cầu, đầu tiên là câu chuyện chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Nhiều quốc gia ASEAN còn tranh chấp với Trung Quốc trong không gian “đường chín đoạn” do Bắc Kinh tự vẽ ra.
Tất yếu, các quốc gia trước hết dựa vào chứng cứ lịch sử để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng bao trùm hơn là luật pháp quốc tế, như: Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đến nay đã có 168 quốc gia phê chuẩn.
Trong những công hàm gần đây, Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm của mình rằng: “UNCLOS không đưa ra khung pháp lý toàn diện cho các đại dương” và “UNCLOS vẫn tiếp tục được phát triển và cải thiện”, ám chỉ rằng UNCLOS vẫn có thể thay đổi.
Một ASEAN thống nhất về quan điểm, hành động mới có thể phát ra tiếng nói đủ trọng lượng buộc Trung Quốc tôn trọng bộ quy tắc ứng xử chung trên biển. Nói cách khác, chính sách “bẻ đũa từng chiếc” của Bắc Kinh với vấn đề Biển Đông tỏ ra hiệu quả.
Ngày 4/9, phát biểu tại Manila trước khi khởi hành tới Jakarta (Indonesia) để tham dự hội nghị ASEAN, Tổng thống Philipines Ferdinand Marcos Jr. khẳng định: “Việc tôi tham dự hội nghị sẽ khẳng định cam kết thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, đặc biệt ở Biển Đông”.
Thứ hai, các bất ổn chính trị tại một số nước thành viên ASEAN có nguy cơ làm phân tán sức mạnh của khối, phá vỡ tính đoàn kết, thống nhất. Đảo chính tại Myanmar tháng 2/2021 đẩy quốc gia này trật khỏi đường ray ASEAN, không nhất quán quan điểm về cách xử lý tình huống của Naypyitaw.
Trong khi đó, mâu thuẫn đảng phái chính trị tại Thái Lan kéo dài nhiều năm khiến nền kinh tế từng rất giàu triển vọng trong khu vực bị chững lại, vai trò của Thái Lan bị thu hẹp đã ảnh hưởng không ít đến tiến trình chung của ASEAN.
ASEAN là một tập hợp các quốc gia đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử, nguồn gốc dân tộc và sắc tộc, thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế. Chênh lệch về trình độ phát triển tiếp tục là vấn đề ảnh hưởng lớn đến nguồn lực và hiệu quả thực thi các chương trình, cam kết hợp tác của khu vực.
>>"Tâm chấn" tăng trưởng ASEAN
Thứ ba, cạnh tranh Mỹ - Trung tại châu Á - Thái Bình Dương là xung lực chính yếu giúp ASEAN rơi vào vùng “địa chính trị - kinh tế”. Nhưng bên cạnh đó, cũng xuất hiện rất nhiều bất lợi.
ASEAN không dễ làm hài hòa chiến lược của các bên, nói cách khác, viễn cảnh hợp tác với Mỹ và Trung Quốc cùng lúc, lâu dài, bền vững không hề dễ dàng. Bởi vì đó là hai hệ thống đối nghịch hoàn toàn về tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thước đo giá trị.
Ví dụ, sự tách rời công nghệ Mỹ - Trung sẽ tạo ra hai hệ giá trị thông số kỹ thuật. Hàng hóa do Mỹ sản xuất không tương thích với hệ thống của Trung Quốc và ngược lại. Có nghĩa rằng, việc phải dung nạp hai chuỗi cung ứng khác biệt nhau là nhiệm vụ hóc búa.
Có thể bạn quan tâm
ASEAN - BAC 2023: Đưa quan hệ hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Indonesia lên tầm cao mới
12:39, 05/09/2023
ASEAN - tương lai kinh tế rộng mở
04:30, 05/09/2023
Việt Nam cam kết thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN thông qua đầu tư
17:35, 04/09/2023
ASEAN BIS 2023: Tìm giải pháp kích thích kinh doanh và đầu tư ASEAN
18:39, 03/09/2023
"Tâm chấn" tăng trưởng ASEAN
03:03, 03/09/2023
ASEAN - BAC 2023: Dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy mạnh vào ASEAN
17:40, 02/09/2023
ASEAN-BAC 2023: Khai mở không gian hợp tác mới trong hội nhập kinh tế ASEAN
20:09, 01/09/2023
ASEAN-BAC 2023: Hiện thực hóa tầm nhìn hội nhập kinh tế ASEAN
14:20, 28/08/2023