Lương thực đang trở thành "chất keo" gắn kết Nga - Trung

TRƯỜNG ĐẶNG 14/09/2023 04:00

Không chỉ là dầu mỏ, những kho lương thực dồi dào của Nga đang góp phần giải quyết nỗi lo dai dẳng của Trung Quốc, qua đó gắn kết thêm mối quan hệ giữa hai cường quốc.

Nga và Trung Quốc vừa đạt được một thỏa thuận lương thực quan trọng

Nga và Trung Quốc vừa đạt được một thỏa thuận lương thực quan trọng

>> Đồng minh cũng "quay lưng" với Ukraine về vấn đề lương thực

Ngày 9/12, các quan chức Nga và Trung Quốc đã ký loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế. Đáng chú ý trong đó có việc nhất trí thiết lập một “trung tâm ngũ cốc” mới ở Biên giới hai nước – một động thái hứa hẹn sẽ biến ngũ cốc trở thành trung tâm hợp tác mới giữa hai quốc gia bên cạnh dầu mỏ.

Theo đó, hợp tác đưa ra tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở Vladivostok (Nga) sẽ cho phép Bắc Kinh và Moscow mở một trung tâm hậu cần mới có tên gọi “Nhà ga ngũ cốc Nizhneleninskoye-Tongjiang ” nằm giữa Vladivostok ở vùng viễn đông của Nga và tỉnh Hắc Long Giang phía Đông Bắc của Trung Quốc.

Thỏa thuận ngũ cốc mới cho thấy Nga đã tận dụng tốt khoảng trống mà Ukraine để lại sau khi Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen bị phá vỡ hồi tháng 7/2023.

Động thái khôn ngoan của Nga

Với chương trình hợp tác mới nhất, Nga dường như đã nắm đúng “yếu huyệt” của Bắc Kinh, và biến ngũ côc trở thành sợi dây mới ràng buộc hai nền kinh tế ngày càng trở nên chặt chẽ.

Theo các quan chức, dự án mới nằm trong chương trình “Hành lang ngũ cốc trên đất liền Nga-Trung mới”, gồm 22.000 container ngũ cốc chuyên dụng sẽ được sản xuất để vận chuyển khoảng 600.000 tấn ngũ cốc. Công suất lưu trữ tối đa lên tới 8 triệu tấn mỗi năm.

Nga đã giải quyết phần nào

Nga đã giải quyết phần nào "bài toán" an ninh lương thực của Trung Quốc

Đảm bảo được nguồn cung ổn định từ Nga sẽ giúp Trung Quốc phần nào giải bài toán thiếu lương thực. Nhu cầu lương thực của Trung Quốc đã ngày càng gia tăng trong khi nguồn cung thế giới đã biến động đáng kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ. Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 53,19 triệu tấn ngũ cốc và bột mì, trong khi nhập khẩu ngô đạt khoảng 20,62 triệu tấn.

Trước đó, Nga đã trở thành là nguồn cung cấp dầu thô lớn thứ hai cho Trung Quốc sau Saudi Arabia. Giá trị thương mại song phương Trung -Nga đã tăng 32% so với một năm trước lên 155,1 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay. Ngoài dầu và khí đốt tự nhiên, nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Nga như đậu nành và dầu hạt cải đã tăng nhanh.

"Nỗi lo" an ninh lương thực của Trung Quốc

Ukraine từng là nhà cung cấp ngũ cốc quan trọng nhất của thế giới, đặc biệt cho Trung Quốc. Bắc Kinh phụ thuộc phần lớn lượng ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine để phục vụ an ninh lương thực cũng như cho ngành chăn nuôi khổng lồ của nước này. Đáng chú ý, Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen vốn được cho là giúp đỡ các nước nghèo ở châu Phi lại có điểm đến nhiều nhất là Trung Quốc.

>> Thỏa thuận ngũ cốc đổ vỡ, giá lương thực sẽ tăng trong dài hạn?

Vấn đề an ninh lương thực đang dần trở thành một mối quan tâm lớn của Bắc Kinh trong những năm qua, được thể hiện qua các động thái quốc tế của họ. Lãnh đạo Trung Quốc đặt đây là một ưu tiên trong Chiến lược BRICS 2022, đồng thời cũng đứng ra tổ chức một diễn đàn riêng về lĩnh vực này - Diễn đàn BRICS về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ngoài dầu mỏ, lương thực đang trở thành chất keo gắn kết Nga - Trung

Ngoài dầu mỏ, lương thực đang trở thành chất keo gắn kết Nga - Trung

Trung Quốc cũng đang tìm kiếm mọi cơ hội để tăng cường ảnh hưởng và tiếng nói của mình trong Liên Hợp Quốc trong vấn đề lương thực. Trước khi thỏa thuận Biển Đen sụp đổ, Trung Quốc đã rất tích cực trong việc thiết lập hòa bình ở Ukraine – vốn được giới chuyên gia nhận định là nhằm đảm bảo một nguồn cung lương thực ổn định cho đất nước. Tổng giám đốc Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), cũng là một người Trung Quốc.

Ngày 22/7, ông Cảnh Sảng, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, đã phát biểu trong một cuộc họp ngắn của Hội đồng Bảo an LHQ rằng Trung Quốc muốn có một giải pháp ngăn chặn Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sụp đổ, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo nguồn cung lương thực toàn cầu. Điều này cho thấy Trung Quốc coi việc thúc đẩy an ninh lương thực là quan trọng đối với lợi ích quốc tế của mình ra sao.

Bởi vậy, khi Nga từ chối gia hạn thỏa thuận này vào tháng 7, Mỹ và phương Tây đã kỳ vọng Trung Quốc có một tiếng nói mạnh mẽ hơn nhằm kéo Nga trở lại bàn đàm phán. Nhưng với hợp tác mới nhất, sẽ khó có khả năng Nga tái lập lại chương trình này.

Cùng với năng lượng, ngũ cốc đang dần trở thành “chất keo” mới gắn kết mối quan hệ cùng thắng giữa Nga và Trung Quốc. Với Trung Quốc, đó là sự đảm bảo nguồn cung ổn định từ nước láng giềng để đảm bảo duy trì ổn định kinh tế trong nước. Đổi lại, Nga sẽ nhận được sự hậu thuẫn ngày càng to lớn từ Trung Quốc về mặt chính trị và thương mại, đặc biệt là các nguồn lực để Moscow duy trì cuộc chiến với Ukraine, đồng thời củng cố nền kinh tế trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững

    An ninh lương thực và nông nghiệp bền vững

    14:20, 10/08/2023

  • Biến đổi khí hậu hé mở

    Biến đổi khí hậu hé mở "lỗ hổng" an ninh lương thực Trung Quốc

    04:30, 20/07/2023

  • “Mong manh” an ninh lương thực

    “Mong manh” an ninh lương thực

    12:00, 31/07/2022

  • Khủng hoảng lương thực và năng lượng

    Khủng hoảng lương thực và năng lượng "sâu sắc" hơn ở nền kinh tế đang phát triển

    03:00, 03/11/2022

  • Nguy cơ

    Nguy cơ "bùng nổ" cuộc khủng hoảng lương thực mới

    04:30, 31/10/2022

  • Báo động nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hơn

    Báo động nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hơn

    04:30, 09/09/2022

  • Tia hy vọng mới đẩy lùi khủng hoảng lương thực toàn cầu

    Tia hy vọng mới đẩy lùi khủng hoảng lương thực toàn cầu

    04:30, 30/07/2022

  • Liên Hợp Quốc

    Liên Hợp Quốc "bế tắc" đàm phán, khủng hoảng lương thực sẽ trầm trọng hơn?

    15:07, 07/06/2022

TRƯỜNG ĐẶNG