“Cú sốc” tiềm ẩn với giá dầu
Việc Nga cấm xuất khẩu dầu diesel có thể sẽ làm sụt giảm nguồn cung dầu, đẩy giá dầu thô tăng mạnh.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishutin vừa ký lệnh “tạm ngưng” xuất khẩu dầu diesel để ổn định giá nhiên liệu thị trường nội địa.
>> Giá dầu sẽ vượt mức 90 USD một thùng?
Đâu là nguyên nhân?
Lệnh cấm nói trên có hiệu lực ngay lập tức, khiến thị trường dầu diesel toàn cầu mất đi 1 triệu thùng/ngày. Nếu tính theo thời điểm trước chiến sự Nga – Ukraine, thì khối lượng dầu rút khỏi sàn giao dịch là 2,8 triệu tấn.
Những tác động liên hoàn gần đây khiến đồng Ruble của Nga suy yếu ở mức 100 ruble/USD. Giới hoạch định kinh tế Nga lo ngại đồng nội tệ yếu cộng hưởng với giá năng lượng trong nước tăng cao, sẽ gây bất lợi cho người dân. Do vậy, Nga cần bình ổn giá năng lượng trong nước- đây là mục đích của việc cấm xuất khẩu diesel.
Nhưng điều đáng chú ý, lệnh cấm miễn trừ 4 quốc gia trong Liên minh kinh tế Á-Âu (AUEU) do Nga đứng đầu, bao gồm: Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan. Động thái này là cơ sở để các nhà phân tích không thể loại trừ khả năng Nga dùng năng lượng đáp trả phương Tây.
Thứ nhất, Bắc bán cầu, bao gồm toàn bộ châu Âu, phần lớn châu Mỹ sẽ bước vào mùa đông sau 1 tháng nữa, đây là thời điểm rất nhạy cảm với những khu vực cần năng lượng sưởi ấm, đặc biệt với EU - nơi có rất nhiều đồng minh Ukraine. Lệnh cấm dầu diesel từ Moscow sẽ gây ra biến cố lớn cho các quốc gia này.
Châu Âu hiện có 140 triệu người dùng phương tiện chạy bằng dầu diesel, chưa kể nhiên liệu không thể thiếu đối với hàng loạt ngành công nghiệp trọng yếu, đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa, vận tải biển và hàng không của khu vực này.
Thứ hai, Người phát ngôn của điện Kremlin cho biết lệnh cấm này sẽ kéo dài trong thời “gian cần thiết” để đảm bảo cho thị trường ổn định. Một số thuật ngữ trong lệnh cấm dầu của Nga khá mơ hồ, rất khó đánh xác định thời điểm kết thúc.
>> “Chảo lửa” Biển Đen sẽ thổi bùng giá dầu thế giới?
Nga là nước xuất khẩu dầu diesel bằng đường biển lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, tầm ảnh hưởng của nước này trên thị trường năng lượng là rất lớn. Điều này sẽ tác động tiềm tàng đến tâm lý thị trường, nhất là trong thời điểm lượng dầu diesel dự trữ toàn cầu đang ở mức thấp.
Những lo ngại tiềm ẩn
Capital Economics dự báo lệnh cấm xuất khẩu dầu của Nga có thể kéo dài khoảng 1 tháng cho đến khi vụ thu hoạch lúa mì tại Nga kết thúc. Tuy nhiên, động thái này vẫn đẩy giá dầu tăng do chênh lệch giữa giá dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ khai thác, từ đó sẽ khuyến khích các nhà máy lọc dầu của các nước khác tăng chế biến dầu thô. Hiện tại, dầu Brent đã vượt 95USD/thùng, giá các hợp đồng tương lai tăng 10% từ 3 tuần trước do “đánh hơi” được quyết sách của Điện Kremlin.
Theo các chuyên gia phân tích, việc Nga thắt chặt nguồn cung dầu diesel sẽ đẩy giá dầu toàn cầu vượt mức 100 USD/thùng trong bối cảnh rất nhiều quốc gia vẫn đang vật lộn đẩy lùi lạm phát. Đáng ngại hơn, Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới - cho biết họ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm nay.
Thống đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), bà Michelle Bowman nhận định: “Lạm phát vẫn còn cao, do đó, Uỷ ban Thị trường mở Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục nâng lãi suất và giữ chúng ở mức cao thêm một thời gian”. Lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí đi vay, cản trở tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tâm chấn tác động của lệnh cấm xuất khẩu dầu của Nga là châu Âu do tính chất bất thăng bằng năng lượng tại khu vực. Không giống như dầu thô, diesel là sản phẩm phái sinh trực tiếp cần quy trình chế biến rất phức tạp. Chính vì vậy, không dễ để bình ổn thị trường và giá cả dầu diesel trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đưa ra dự báo lệnh cấm dầu diesel lần này của Nga có thể sẽ không kéo dài quá lâu. Bởi toàn bộ kinh tế Nga hiện nay dựa hẳn vào công nghiệp năng lượng, xuất khẩu dầu thô, khí đốt và sản phẩm tinh chế, mặc dù việc hạn chế nguồn cung giúp Nga hưởng lợi về mặt giá cả.
Có thể bạn quan tâm
"Lỗ hổng" trần giá dầu giúp Nga kiếm lời hàng tỷ đô
04:00, 15/08/2023
Giá dầu có thể "lao dốc" mạnh sau các tín hiệu kinh tế tiêu cực
04:00, 30/07/2023
Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng mạnh, giá dầu sẽ bứt phá
04:30, 26/02/2023
Giá dầu rục rịch tăng, thận trọng với thị trường chứng khoán
05:20, 11/03/2023
Giá dầu 2023 có còn nóng?
05:00, 28/01/2023