Giá dầu rục rịch tăng, thận trọng với thị trường chứng khoán

Diendandoanhnghiep.vn Giới phân tích nhận định, giá dầu có khả năng nhích lên 100 USD/thùng trong vài tuần tới. Đây cũng sẽ là một biến số ảnh hưởng đến sự thay đổi về chính sách lãi suất và các nhà đầu tư cần cẩn thận.

>> Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng mạnh, giá dầu sẽ bứt phá

Giá dầu nhắm mốc 100 USD/thùng

Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) của Trung Quốc tuần trước đã đặt ra mức tăng trưởng khiêm tốn 5% cho năm 2023, gây ngạc nhiên cho nhiều người vốn kỳ vọng các nhà lập pháp sẽ hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao hơn, sau khi chiến dịch zero Covid-19 đã gây tổn thất cho nền kinh tế.

Thị trường dầu mỏ dường như chuẩn bị cho một giai đoạn “hỗn loạn” mới, khi hoạt động đi lại bằng đường hàng không và đường bộ của Trung Quốc đã bùng nổ trở lại. Ảnh: AFP

Thị trường dầu mỏ dường như chuẩn bị cho một giai đoạn “hỗn loạn” mới, khi hoạt động đi lại bằng đường hàng không và đường bộ của Trung Quốc đã bùng nổ trở lại. Ảnh: AFP

Một số nhà quan sát cho rằng, triển vọng mềm dựa trên ước tính khi Trung Quốc mở cửa trở lại dự báo, quốc gia này muốn đạt được sự cân bằng và ngăn chặn lạm phát nóng lên.

Trong nhiều năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là động lực lớn nhất của thị trường hàng hóa. Giá nhiều mặt hàng như quặng sắt - nguyên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất thép đã tăng, sau khi Bắc Kinh hủy bỏ chính sách zero Covid. Nhưng kể từ đó, giá các kim loại như đồng, nhôm, kẽm, quặng sắt đã hạ nhiệt trong tuần này, khi Trung Quốc không tạo ra sự thúc đẩy nhiều như mong đợi cho bất động sản và cơ sở hạ tầng.

Chỉ có vấn đề đáng chú ý là sự không chắc chắn đang xuất hiện đối với dầu thô, vốn đã bất ổn kể từ khi bùng nổ cuộc chiến của Nga – Ukraine, đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong 15 năm là 139 USD/thùng vào năm ngoái. Đến nay, giá dầu đã hạ nhiệt xuống phạm vi 80-85 USD/thùng do các ngân hàng trung ương thắt chặt thanh khoản và tăng lãi suất.

Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ dường như chuẩn bị cho một giai đoạn “hỗn loạn” mới, khi hoạt động đi lại bằng đường hàng không và đường bộ của Trung Quốc đã bùng nổ trở lại. Theo Haiyan Song, GS tại Đại học Bách khoa Hong Kong đánh giá, cứ mỗi 1% GDP tăng lên thì sẽ có khoảng 1,2-1,5% du lịch nước ngoài tác động.

“Một mặt, đó là tin đáng mừng đối với các quốc gia châu Á mà du khách Trung Quốc luôn là những người chi tiêu nhiều nhất cho du lịch, nhưng nó cũng có khả năng gây khó khăn, vì phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ và nhu cầu của Trung Quốc đang chiếm hết nguồn cung toàn cầu”, vị GS lý giải.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng một nửa nhu cầu toàn cầu là 2 triệu thùng mỗi ngày. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết vào tháng trước, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2,3% - lần điều chỉnh tăng đầu tiên trong nhiều tháng, sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid-19. Điều đó đồng thời xảy ra vào thời điểm Nga cam kết cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày từ tháng tới.

Do đó, theo ANZ, khoảng 1 triệu thùng nguồn cung dầu mỗi ngày của Nga có nguy cơ giảm dần trong những tháng tới, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Sự kết hợp giữa sản lượng của Nga giảm và nhu cầu mạnh hơn của Trung Quốc sẽ mở đường cho giá dầu cao hơn trong nửa cuối năm nay. Thiếu đầu tư vào sản xuất dầu do đại dịch, có nghĩa là khó có thể có nguồn cung mới từ các nhà sản xuất OPEC.

Giới phân tích nhận định, giá dầu có khả năng nhích lên 100 USD/thùng trong vài tuần tới. Giá năng lượng cũng được cho là sẽ nóng lên khi nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc dự kiến sẽ cạnh tranh với châu Âu vào cuối năm nay.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ vào tháng 2/2023, trong khi doanh số bán nhà mới trong cùng tháng tăng sau 19 tháng sụt giảm, báo hiệu nhu cầu đầu vào sẽ tăng lên.

Sự biến động về giá dầu còn cho thấy sự tác động đến thị trường chứng khoán của các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Trong một chia sẻ, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Tuấn Anh cho biết, từ nay đến giữa năm, thị trường hàng hóa sẽ có những điểm khác khác so với các dự báo trước đây, đầu tiên là câu chuyện liên quan đến dầu khí. Chỉ số WTI có khả năng đang tạo ra một khu vực đáy cong trong dài hạn, đồng nghĩa với việc thị trường cung cầu đang đạt được mức giá mà mọi người đều cảm thấy thoải mái khi giao dịch. Đáy cong này đối với các chỉ số hàng hóa ngầm định một câu chuyện, là giá sẽ khó giảm tiếp và có xác suất tăng lên mạnh ở pha tiếp theo.

“Một điều kinh điển trên thị trường hàng hóa thế giới là mỗi lần tăng, thì giá hàng hóa luôn luôn đi theo xu hướng tăng rất mạnh ở đoạn cuối và các nhà đầu tư cần cẩn thận với xu thế này. Đây có thể là một tin trung bình, hoặc tốt đối với nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu dầu khí. Nhưng đứng trên góc độ rộng hơn, dầu là một trong những mặt hàng quan trọng, nếu đỉnh cao của giá dầu diễn ra ở khoảng giữa đến cuối năm cũng sẽ là một biến số khác ảnh hưởng đến sự thay đổi về chính sách lãi suất. Vì thông qua dầu, chúng ta có lạm phát và sau đó là lãi suất”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

>> Tiếp tục phòng thủ trên thị trường chứng khoán

“Mập mờ” triển vọng chứng khoán Trung Quốc

Theo SCMP đánh giá, chỉ số MSCI China Index theo dõi các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết trong và ngoài nước đã tăng nhẹ hơn 5% kể từ đầu năm nay. Con số này chỉ cao hơn một chút so với lợi nhuận mà chỉ số MSCI toàn cầu đạt được.

Các nhà đầu tư cần hạ thấp kỳ vọng về mức tăng giá tài sản của Trung Quốc trong tương lai, mà họ cần chú ý nhiều hơn đến nền tảng của tăng trưởng khi hoạt động kinh tế bắt đầu bình thường hóa

Các nhà đầu tư cần hạ thấp kỳ vọng về mức tăng giá tài sản của Trung Quốc trong tương lai, mà họ cần chú ý nhiều hơn đến nền tảng của tăng trưởng khi hoạt động kinh tế bắt đầu bình thường hóa

Đối với các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau khi chính sách zero Covid được dỡ bỏ, hiệu suất của chứng khoán Trung Quốc trong năm nay sẽ là một cú hích đáng kể.

Có thể thấy, quá trình mở cửa trở lại của Trung Quốc rục rịch vào đầu tháng 11/2022 và chỉ số MSCI China Index tăng 36% trong hai tháng cuối năm. Tuy nhiên, sau khi tiếp tục tăng nhanh vào tháng 1, chứng khoán Trung Quốc lại giảm mạnh vào tháng 2, làm dấy lên cuộc tranh luận về tính bền vững của nền kinh tế.

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 4/3, JPMorgan lưu ý rằng: “Việc theo dõi các tài sản nhạy cảm tại Trung Quốc cho thấy, không còn bất kỳ sự lạc quan nào vào định giá tài sản tài chính, liên quan đến xu hướng tăng giá theo chu kỳ trong ngắn hạn ở Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, cần có chất xúc tác mới để đà tăng tiếp tục”.

Trước đó, chỉ trong tháng 10/2022, triển vọng mở cửa trở lại của Trung Quốc dường như rất khó xảy ra. Khi đó, không ai có thể dự đoán rằng hoạt động sản xuất trong tháng 2 sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong một thập kỷ và Thái Lan sẽ được đón trở lại hơn 8 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc vào năm 2023, so với mức 280.000 khách của năm ngoái.

Chính việc Trung Quốc mở cửa hoàn toàn đã loại bỏ một "cơn gió ngược" lớn mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Nó cũng xảy ra vào thời điểm các nhà đầu tư tăng cường đặt cược vào lãi suất của Mỹ và châu Âu đạt đỉnh, gây ra lo ngại về sự suy thoái mạnh lớn ở Hoa Kỳ.

Sau đó, làn sóng mua cổ phiếu Trung Quốc đã diễn ra mạnh mẽ, do định giá không chỉ gần với mức thấp lịch sử, mà còn các điều kiện khác cũng hấp dẫn khi nền kinh tế Trung Quốc chính thức thoát khỏi 3 năm tự cô lập. Còn chứng khoán Hoa Kỳ vẫn chưa phản ánh sự định giá lại trên thị trường lãi suất.

Các nhà đầu tư kỳ vọng, đợt phục hồi mở cửa trở lại sẽ tiếp tục với tốc độ chóng mặt do nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những bất ổn, nhưng điều này không có nghĩa là chứng khoán Trung Quốc trở thành điểm sáng trên thị trường toàn cầu. Mặc dù mở cửa trở lại nhanh chóng, nhưng tính dễ bị tổn thương dai dẳng của thị trường nhà ở, môi trường pháp lý không ổn định và những khó khăn trong việc tái cân bằng nền kinh tế khỏi đầu tư và hướng tới tiêu dùng tiếp tục đè nặng tâm lý.

Theo kết quả của một cuộc thăm dò do JPMorgan thực hiện trong tuần này, 42% số người được hỏi tin rằng, đỉnh điểm của tâm lý phấn khích khi mở cửa trở lại đã qua. Không chỉ là nhiều nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ về ý định chính sách của Bắc Kinh mà các chính sách đã áp dụng quá mạnh mẽ. Việc Chính phủ kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản cho thấy, nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu đầu tư bất động sản, do giá cả không bền vững và sử dụng đòn bẩy cao.

Trong đánh giá mới nhất về nền kinh tế Trung Quốc được công bố vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo, mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư của Trung Quốc đang “đối mặt với lợi nhuận giảm dần nhanh chóng”. Nói một cách dễ hiểu, IMF dự kiến tăng trưởng sẽ chậm lại sau khi mở cửa trở lại, giảm tốc xuống 4% hoặc ít hơn trong khoảng thời gian từ năm 2025 - 2028.

Một vị chuyên gia nhận định, sự mất kết nối trên các thị trường do việc Trung Quốc đột ngột mở cửa và những lo ngại về nền tảng tăng trưởng của nước này sẽ trở nên rõ ràng hơn trong những tháng tới. Từ quan điểm chiến thuật, Trung Quốc là thị trường được ưa chuộng trong năm nay nhờ sự phục hồi của nền kinh tế và hỗ trợ thanh khoản. Tuy nhiên, vấn đề là các nhà đầu tư cần hạ thấp kỳ vọng về mức tăng giá tài sản của Trung Quốc trong tương lai, mà họ cần chú ý nhiều hơn đến nền tảng của tăng trưởng khi hoạt động kinh tế bắt đầu bình thường hóa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá dầu rục rịch tăng, thận trọng với thị trường chứng khoán tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713616396 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713616396 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10